Đọc lại văn bản Về chính chúng ta của Các-lô Rô-ve-li trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 100 – 102) và trả lời các câu hỏi:

Đọc và Thực hành tiếng Việt

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Về chính chúng ta của Các-lô Rô-ve-li trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 100 – 102) và trả lời các câu hỏi:

1. “Khi hiểu biết của chúng ta tăng lên, chúng ta đã biết rằng sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó”. Tìm các bằng chứng mà tác giả đã sử dụng để chứng minh cho luận điểm của mình. Bạn nhận xét gì về các bằng chứng đó?

2. Vì sao tác giả cho rằng tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới?

3. Chỉ ra cách lập luận mà tác giả đã sử dụng để bảo vệ cho luận điểm:“Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lí khác không có gì thuộc về ý thức chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác" Theo bạn, cách lập luận đó có thuyết phục không? Vì sao?

4. “Tại đấy, bên bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới. Thật là quyến rũ đến mê hồn”. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó bị bài thâu hơn đường không chọn tron

Bài tập 2. Đọc lại hai bản dịch bài thơ Con đường không chọn trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 104 – 105) và trả lời các câu hỏi:

1. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là gì? Nó đã được nhân vật trữ tình nói đến như thế nào?

2. Vì sao nhân vật trữ tình (“tôi” – kẻ lữ hành) lại phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu?

3. Phải chăng sau nhiều lưỡng lự, suy tính, nhân vật trữ tình đã hoàn toàn yên tâm với việc lựa chọn lối rẽ của mình? Những dấu hiệu, chi tiết nào trong bài thơ có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi này?

4. Tự hứa hẹn với mình rồi lại thấy sự hứa hẹn đó không lấy gì làm chắc chắn – điều gì đã khiến cho “tôi” rơi vào tình trạng ít tin tưởng ấy? Bạn nhận xét thế nào về đặc điểm con người của “tôi” được bộc lộ qua khổ thơ thứ ba?

5. Đang trong thời điểm hiện tại, “tôi” đã vội nghĩ về một ngày xa xôi ở phía trước. Có phải tâm trạng của “tôi” trong ngày ấy chỉ tràn ngập sự tiếc nuối hay không? Hãy cho biết cảm nhận và lí giải của bạn về vấn đề này.

6. Bạn hiểu như thế nào về ý thơ toát lên từ hai dòng cuối của tác phẩm? Hãy tưởng tượng và miêu tả cảm giác của nhân vật trữ tình khi thốt lên từ “khác biệt” trong bản dịch 2 (tr. 105).

7. Nêu nhận xét khái quát về mối quan hệ giữa hình ảnh con đường và hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ.

8. Bạn đã liên hệ tới bản thân như thế nào khi trải nghiệm cùng bài thơ? Nếu điều bạn tâm đắc nhất với tác phẩm Con đường không chọn của Rô-bớt Phờ-rút.

Bài tập 3. Đọc lại văn bản Một đời như kẻ tìm đường trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 109) đoạn từ”Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, đến "thấy được thứ mình đi tìm” và trả lời các câu hỏi:

1. Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn.

2. Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong các

3. Theo bạn, khi viết văn bản này, tác giả đang ngầm đối thoại với ai?

4. Giọng điệu của tác giả trong các đoạn văn này là gì? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu đó?

5. “Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua”. Bạn có đồng ý với nhận định này của tác giả không? Vì sao?

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 121 – 123) và trả lời các câu hỏi: nhiều là người trên thu các cảnh hôn

1. Tìm các chi tiết miêu tả người trần thuật xưng “tôi” trong văn bản. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm gì của người trần thuật xưng “tôi”?

2. Sự kiện chính trong văn bản là gì? Sự kiện đó được quan sát từ điểm nhìn nào? Cách sử dụng điểm nhìn đó có tác dụng gì?

3. Giọng điệu trần thuật của văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu trần thuật đó?

4. Các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng trong văn bản được sắp xếp, tổ chức theo cách nào?

5. Văn bản cho bạn biết thêm điều gì về cuộc sống của thế hệ thanh niên trongcuộc kháng chiến chống Mỹ?

6. Thông điệp bạn nhận được từ văn bản là gì? Liệu những thông điệp đó còn có ý nghĩa với đời sống của bạn hay không? Vì sao?

7.“Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng... Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống.. Bạn nghĩ gì về lựa chọn của người trần thuật xưng “tôi” trong văn bản?

 

 


Bài tập 1.

1.Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã sử dụng các bằng chứng:

– Bằng chứng 1: Hành tinh của chúng ta không nằm ở trung tâm của vũ trụ.

– Bằng chứng 2: Con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. Các bằng chứng được sử dụng trong văn bản đều là những tri thức khoa học được thừa nhận một cách rộng rãi. Từ thế kỉ XIV – XV, Cô-péc-ních (Copernicus) đã khẳng định Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ. Về sau, những quan sát thiên văn học đã khẳng định quan điểm này của Cô-péc-ních. Vào thế kỉ XIX, trên cơ sở quan sát và so sánh các loài sinh vật khắp thế giới, Đác-uyn (Darwin) đã chứng minh con người có cùng tổ tiên với mọi sinh thể khác. Dù tư duy khoa học của nhân loại không ngừng vận động và những tri thức này có thể bị hoài nghi, song nói chung đó đều là những tri thức khách quan, giàu sức thuyết phục.

2. Nhận định này nhằm nhấn mạnh tính chủ động, sáng tạo của con người trong mối quan hệ với thế giới. Con người quan sát thế giới không thụ động, mà qua ý chí, ý thức cá nhân của mình, trong sự quan sát đó có hàm chứa sự phản đoán, đánh giá, phân tích về những gì anh ta quan sát được; đồng thời mỗi hành động, quyết định của anh ta trong thế giới góp phần kiến tạo nên chính thực tại mà anh ta đang sống, anh ta trong thế giới góp phần kiến t

3. Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra các bằng chứng như: “một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây”, “một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta”, “một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày”, “gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến”,... Đây là những sự thật khách quan, đáng tin cậy, có thể kiểm chứng, vì thế cách lập luận rất có sức thuyết phục.

4. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ, trong đó những điều mà con người chưa biết được ngầm so sánh với “đại dương mênh mông”, hàm nghĩa những điều mà chúng ta đã biết thì rất ít ỏi, trong khi những điều mà chúng ta còn chưa biết về thế giới thì vô cùng tận. Vẻ đẹp và sự huyền bí của thế giới được ngầm so sánh với “vầng hào quang” rực sáng, nhằm nhấn mạnh sự rực rỡ, tuyệt diệu của thế giới. Biện pháp ẩn dụ một mặt giúp diễn đạt một cách tinh tế, chính xác tư tưởng của tác giả về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về khả năng nhận thức thực tại của con người, mặt khác khiến cho lời văn trở nên bay bổng, uyển chuyển, giàu sức gợi, tác động mạnh tới tưởng tượng và cảm xúc của người đọc.

Bài tập 2.

1. Hình ảnh trung tâm của bài thơ, như nhan đề cho biết, là “con đường không chọn”. Hình ảnh này được nhân vật trữ tình nhắc đến nhiều lần trong bài thơ (trước khi ám ảnh độc giả, nó đã làm “tôi” luôn bận lòng):

– Lần thứ nhất, được nhắc trong sự phân vân khi con đường đang đi trong rừng bỗng mở trước mặt hai lối rẽ.

– Lần thứ hai, được nhắc trong sự hứa hẹn với chính bản thân rằng một ngày nào đó mình sẽ bước chân trên con đường này.

– Lần thứ ba, được nhắc trong dự cảm rằng lời tự hứa sẽ khó thực hiện.

– Lần thứ tư, được nhắc trong sự hồi nhớ về quyết định ban đầu

– cái quyết định đã làm nên số phận của một con người.

Dĩ nhiên, trong bài thơ, hình ảnh “con đường đã chọn” cũng xuất hiện song song với hình ảnh “con đường không chọn”, nhưng chính hình ảnh con đường không chọn mới để lại những mối ưu tư không dứt cho nhân vật trữ tình. Từ hình ảnh này, bài thơ gợi lên một vấn đề mang tính phổ quát: cuộc đời mỗi người luôn phụ thuộc vào những lựa chọn, nhưng cách lựa chọn, những điều chi phối sự lựa chọn luôn là một câu đố, một bí mật.

2. Theo những dữ kiện trong bài, sở dĩ nhân vật trữ tình (“tôi” – kẻ lữ hành) mãi phân vân trước hai lối rẽ của con đường trong rừng thu là vì:

– Hai lối rẽ quá giống nhau: đều có “vệt mòn”, dẫn tới đâu không rõ, đều ngập lá vàng trong “sáng ấy” và trên các “thảm lá” mà “chưa chân ai hằn dấu thẫm”.

– Nhân vật trữ tình chưa có một định hướng rõ rệt, để khi đưa ra quyết định sau cùng, anh chỉ biết dựa vào một “thôi thúc” mơ hồ, cảm tính. Ở phần cuối bài thơ, hiệu này nữa gây bọn chiế nhân vật trữ tình tuy có lưu ý rằng con đường đã chọn là con đường “ít dấu chân người”, nhưng không thể nói dấu hiệu này đã gây sự chú ý đặc biệt, chẳng qua, nó được nêu lên chỉ để phân biệt một cách tương đối hai lối rẽ với nhau mà thôi.

3. Qua hồi lâu lưỡng lự, việc chọn đi theo lối rẽ sau (theo thứ tự trần thuật) không khiến nhân vật trữ tình hoàn toàn yên tâm. Nhiều dấu hiệu, chi tiết trong hai khổ cuối của bài thơ nói lên điều này:

— “Tôi” vẫn muốn một ngày nào đó được đi trên con đường đã không chọn lúc ban đầu.

-“Tôi” sợ không có điều kiện thực hiện cuộc lựa chọn lần hai, một khi lựa chọn ban đầu có thể đẩy đời người vào một thứ mê cung phức tạp, rắc rối.

– “Tôi” không ngăn được tiếng “thở dài”, vì bên trong dường như có chút tiếc nuối. Điều đó ngầm cho biết con đường đã chọn không hoàn toàn đưa đến sự thoả mãn (nếu thoả mãn, chắc “tôi” sẽ không nhớ lại sự lựa chọn ban đầu với nhiều ưu tư đến vậy).— “Tôi” nhắc đến sự “khác biệt” của đời mình không phải với cảm xúc tự hào, hãnh diện. Từ “khác biệt” ở đây chỉ tổng thể những nông nỗi, sự kiện, sự cố đã xảy ra trong đời, cái làm nên số phận không giống ai của “tôi”.

4. Ở ba dòng sau của khổ thơ thứ ba, ngay khi vừa mới nói lời hẹn ước (cũng là nỗi mong ước), nhân vật trữ tình đã lập tức bộc lộ cảm giác thiếu tin tưởng về “kế hoạch" do chính mình đặt ra. Lí do dẫn tới điều này có thể là:

– Nhân vật trữ tình dự cảm được những phức tạp của cuộc đời – nhân tố cản trở mỗi người có thể làm được điều dự định (hình ảnh “đường nối đường” nói lên sự đan cài ngược xuôi bộn bề của những hướng đi hay những khả năng lựa chọn mà người ta không dễ làm chủ).

– Nhân vật trữ tình chưa có được một động lực lớn lao, đủ cho mình theo đuổi đến cùng điều mong muốn (thực ra, điều mong muốn đó cũng chưa có gì rõ rệt).

Nhìn chung, qua khổ thơ thứ ba, nhân vật trữ tình tự thể hiện là một con người nhạy cảm, hay nghĩ ngợi, hiểu được sự bất toàn (không trọn vẹn) của mọi lựa chọn trong đời nhưng lại hơi thiếu tính quyết đoán.

5. Cần lưu ý rằng theo lẽ thường, sự tiếc nuối chỉ diễn ra khi “sự đã rồi” và khi chủ thể của sự lựa chọn đã có đủ thời gian để nghiền ngẫm về mọi điều xảy ra, còn ở đây, tất cả chỉ mới là dự cảm và tưởng tượng. Một số gợi ý:

– Trong một ngày xa nào đó, tâm trạng của “tôi” không hẳn là tiếc nuối. Sự tiếc nuối chỉ đến khi người ta nhận thức rõ mình đã chọn sai đường hoặc khi thực sự biết rằng: Nếu trước đó mình quyết định khác đi thì cuộc đời hẳn đã có kết quả tích cực, tươi sáng hơn.

– Tâm trạng của “tôi” trong mấy câu cuối của bài thơ thật sự phức tạp. “Tôi” nghĩ về bản thân sự lựa chọn nhiều hơn là thao thức trước kết quả cuối cùng mà sự lựa chọn đó mang lại. Rõ ràng, trong cảm nhận của “tôi”, mọi lựa chọn đều khó khăn, có khi mang tính chất định mệnh chứ không phải là đáp số được đưa ra bởi những tính toán cặn kẽ, logic (với mọi con đường, đích phía trước đều mù tăm, thiếu xác định, rất khó hình dung). Chỉ biết rằng một khi đã quyết định lựa chọn thì hệ luỵ kéo theo là rất lớn – thứ hệ luỵ làm nên tính chất riêng biệt của mỗi cuộc đời với tất cả những dở, hay, tiêu cực, tích cực của nó.

6. Để hiểu đúng điều tác giả muốn gửi gắm qua cả bài thơ và đặc biệt là qua hai dòng thơ cuối, bạn cần đọc kĩ phần thông tin về tác giả, tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10, tập hai, tr. 106. Hai dòng cuối của tác phẩm thường được cảm nhận và giải thích rất khác nhau. Có người cho rằng, ở đây, tác giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc tạo ra sự khác biệt trong cuộc đời, bằng cách chấp nhận những thử thách, dám đi con đường “ít dấu chân người". Tuy nhiên, theo những chi tiết được cài đặt cẩn thận trong tác phẩm, có thể thấy cách giải thích như thế chưa hoàn toàn thoả đáng. Bạn cần xem lại những gợi ý giải đáp ở câu 5 để triển khai nội dung phần trả lời của mình. Điều quan trọng là phải cắt nghĩa ý thơ dựa trên những dữ kiện được chính bài thơ cung cấp, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện. Để trả lời về sau của câu hỏi, có thể tham khảo các gợi ý dưới đây: – “Tôi” thốt lên từ “khác biệt” trong “tiếng thở dài” chứ không phải trong cảm xúc kiêu hãnh. Điều đó cho thấy, ở đây, từ“khác biệt” thể hiện thái độ trầm tư hơn là cảm giác hân hoan.

– Từ “khác biệt" theo góc nhìn nói trên, đã thâu tóm toàn bộ những nỗi đời, những khúc quanh đặc thù của một số phận – điều được tạo nên bởi sự lựa chọn ban đầu của “tôi” và “tôi” phải chấp nhận, bất kể hay, dở, thành công hay thất bại.

7. Trong bài thơ, giữa hình ảnh con đường và hình ảnh nhân vật trữ tình có sự thống nhất chặt chẽ, tuy hai nhưng cũng là một. Con đường không chỉ là con đường cụ thể trong rừng có lá vàng ngập bước chân đi vào một buổi sáng nào đó, mà còn là biểu tượng của đường đời, đường số phận, đúng hơn là biểu tượng của sự lựa chọn đường đi trong cuộc sống. Có thể nói, nếu không có “tôi” với những trăn trở về sự lựa chọn thì cũng sẽ không có con đường với hai lối rẽ khiến người lữ hành phải phân tâm như bài thơ cho biết. Như vậy, con đường là sự hình tượng hoá những trăn trở của chính nhà thơ, như được sinh ra từ những trăn trở ấy. Tuy bài thơ gợi lên câu chuyện có thật về những cuộc dạo chơi trong rừng giữa tác giả với người bạn thân của mình là Ét-uốt Thô-mớt-xơ (Edward Thomas), nhưng khi vào bài thơ, tính cụ thể của con đường đã bị mờ đi để tính biểu tượng nổi bật lên.

8. Hãy bộc lộ chân thành những điều mình đã liên hệ bản thân khi đọc bài thơ. Liên hệ của bạn có thể không giống ai nhưng đó là điều tự nhiên, mang tính phổ biến. Trên cơ sở liên hệ đó, bạn sẽ xác lập được góc nhìn riêng về tác phẩm. Bạn có thể tự do nếu điều tâm đắc của mình về Con đường không chọn ở phương diện nghệ thuật (mạch triển khai, sự gắn kết giữa các hình ảnh, những chi tiết trần thuật đầy ẩn ý,...) hoặc ở phương diện nội dung lý tưởng, thông điệp, cái nhìn nghệ thuật, sự bộc lộ hình tượng tác giả,...). Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ, kết nối bài thơ của Rô-bớt Phờ-rót với những bài thơ khác mà bạn biết để nhận ra sự tương đồng hay khác biệt giữa chúng.

Bài tập 3.

1. Nội dung chính của đoạn từ “Vào mỗi khúc quanh của cuộc đời mình, đến “trên những nẻo đường đã đi qua”: Cuộc đời là một hành trình dài, không ai có thể biết trước, nhưng đi đường nào rồi cũng có thể có thành công và hạnh phúc. Nội dung chính của đoạn từ“Cả cuộc đời tìm đường” đến “tinh thần tích cực mà mình luôn luôn có": Hạnh phúc và thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào những đóng góp của mỗi người cho xã hội.

Nội dung chính của đoạn kết: Khi sống tử tế với người khác, ta có thể tìm thấy giá trị của bản thân.

2. Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng:

– Biện pháp so sánh: “Suốt cuộc đời tôi đã mầy mỏ, giống như người khiếm thị lại phải đi trong cảnh sương mù. Hình ảnh so sánh này hàm nghĩa cuộc đời là một hành trình vô tận, không ai có thể biết trước. – Điệp ngữ “Tôi đã tìm thấy" ở đoạn kết của văn bản nhằm nhấn mạnh những giá trị mà con người nhận được khi sống tử tế.

3. Trước hết, văn bản là một lời độc thoại, trong đó tác giả tự chiêm nghiệm, cắt nghĩa các quy luật cuộc đời, tự đúc rút các bài học cho mình. Nhưng văn bản còn có thể là một thông điệp của tác giả cho thế hệ trẻ, rằng việc lựa chọn đường đi thế nào không quan trọng, quan trọng là phải sống tử tế và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.

4. Giọng điệu được sử dụng trong văn bản là giọng tự vấn, tâm tình, sâu lắng. Giọng điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu lời văn chậm rãi, bởi hình thức lời đối thoại mang tính chất độc thoại, bởi những cụm từ thể hiện sự suy ngẫm, chiếm nghiệm của tác giả như:“suốt cuộc đời tôi đã”, “nhưng rồi mãi tới lúc cao tuổi” “tôi mới hiểu được rằng" “cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra”, “suốt cuộc đời tìm đường, tôi đã tìm thấy”.

5. Đây là một câu hỏi mở. HS có thể trả lời theo những cách khác nhau.

Bài tập 4.

1. Các chi tiết miêu tả người trần thuật xưng “tôi” gồm có:

– Các chi tiết mang tính chất tự thuật như:“hai mươi tám ngày trong quân ngũ”; Yên Sở tam giác như thêm g “dọc đường hành quân”; “còn mình, sẽ đi về phương Nam..; “sống trên hai mươi ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở".

– Các chi tiết miêu tả cảm xúc, cảm giác như:“thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đổi bạch đàn..; “mình đã khóc, nước mắt giàn giụa”; “rối loạn, và thoảng một thứ mùi khó chịu”; “mình không dám đứng lâu và đành chịu một nỗi ân hận giày vò...”; “vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá”; “sung sướng và hãnh diện biết bao”; “ta bước nhẹ, lắng làng một mùi hương quen thuộc”;... Các chi tiết này nhằm xây dựng nên hình tượng người trần thuật là một người lính trẻ đã sẵn sàng rời bỏ giảng đường đại học để lên đường nhập ngũ, với rất nhiều cảm xúc vừa xúc động, tự hào, háo hức, tràn đầy niềm tin vào lí tưởng, vừa bâng khuâng, lưu luyến khi phải chia tay những gì thân thuộc, gắn bó nhất của mình.

2. Sự kiện chính được miêu tả trong văn bản là người lính trẻ lần đầu tiên rời xa giảng đường và người thân, lên đường nhập ngũ. Sự kiện đó được quan sát từ điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tâm lí. Từ điểm nhìn này, tác giả thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, liên tưởng rất đỗi tinh tế, phức tạp bên trong người kể chuyện xưng “tôi” như cảm giác nghẹn thắt khi lần cuối cùng ngước nhìn cánh cửa sổ, những hoài niệm về giảng đường đại học, cảm giác thân thuộc khinhìn xóm làng yêu quý đang ngủ yên,... Văn bản vì thế không chỉ ghi chép lại các sự kiện có thật trong quá khứ, mà còn giúp người đọc hiểu hơn về đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.

3. Giọng điệu bao trùm toàn bộ văn bản là giọng điệu hân hoan, háo hức, bâng khuâng, trăn trở của một người lính trẻ lần đầu nhập ngũ. Giọng điệu này được tạo nên bởi lời độc thoại nội tâm với rất nhiều những trăn trở, tự vấn (“Thế là thế nào?”;“Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế”;“Mình đã lớn rồi. Học bao lâu mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”), bởi hình thức câu văn nghi vấn và cảm thán xuất hiện với một tần suất dày đặc trong suốt văn bản (“ở đâu, khuôn mặt thân yêu ấy?”; “Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?...;“Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn”;...), bởi điểm nhìn trần thuật bên trong, cho phép soi tỏ những suy tư, thậm chí cảm giác thoáng qua của người trần thuật. Giọng điệu này làm nên chất trữ tình cho văn bản.

4. Các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng trong văn bản được tổ chức, sắp xếp theo điểm nhìn bên trong của nhân vật xưng “tôi” vì thế, không tuân theo thứ tự thời gian cũng như không theo logic khách quan của thực tại. Mỗi sự kiện có thật trong thực tại lại gợi nên rất nhiều hoài niệm về quá khứ, sự phấp phỏng hân hoan về tương lai, khiến cho mạch cảm xúc, liên tưởng luôn chệch ra khỏi việc ghi chép về người thật việc thật. Ví dụ: Tiếng xe nổ máy gợi nên nỗi hoài niệm của quá khứ (“Một hôm nào, những hôm nào mình mong chờ nhìn thấy bạn của mình đạp xe qua”), vầng trăng trong đêm hành quân gợi nhớ tới cánh buồm đỏ thắm, ánh đèn pin của đồng đội gợi nhớ tới con dế trong bản nhạc đêm của Pri-sơ-vin (Prishvin), tới người yêu,... Việc tổ chức các yếu tố của văn bản theo mạch cảm xúc của người trần thuật xưng “tôi” khiến cho người đọc có thể quan sát lịch sử từ điểm nhìn của cá nhân và chính điều này đã tạo nên sức sống của những trang nhật kí.

5. Qua những sự kiện, cảm xúc, suy tư của người trần thuật trong văn bản, ta có thể thấy cuộc sống của con người một thời đã qua. Đó là một thế hệ thanh niên sẵn sàng gác bỏ những ước mơ, tình cảm, hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho lí tưởng, tuy sống trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, nhưng tâm hồn vẫn rất lãng mạn, bay bổng, đầy mơ mộng và yêu thương.

6. Đây là một câu hỏi mở. Mỗi HS có thể rút ra một thông điệp khác nhau từ văn bản cũng như đánh giá khác nhau về giá trị của mỗi thông điệp. Có thể tham khảo một số gợi ý:

– Văn bản có thể gợi cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Mỗi con người là một cá nhân với những cảm xúc, cảm giác, số phận riêng, nhưng người ta sẽ sống trọn vẹn nhất đời sống cá nhân mình, hiểu rõ nhất cá nhân mình khi hoà làm một với cộng đồng.

- Văn bản cũng có thể gợi cho chúng ta suy nghĩ về những lựa chọn trong cuộc sống. Mỗi lựa chọn đều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ, hi sinh, gợi nhiều tiếc nuối, băn khoăn, nhưng sự can đảm trong lựa chọn sẽ làm chúng ta trưởng thành hơn. Những thông điệp như vậy vẫn có ý nghĩa trong đời sống ngày nay, vì đó là những vấn đề phổ quát của nhân loại trong mọi thời đại.

7. Đây là câu hỏi mở. Mỗi HS có thể bày tỏ suy nghĩ độc lập của mình.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác