Đọc lại văn bản Trong lòng mẹ trong SGK (tr. 84 – 87) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 5. Đọc lại văn bản Trong lòng mẹ trong SGK (tr. 84 – 87) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định đề tài, người kể chuyện và tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích
2. Nhân vật bé Hồng phải sống trong hoàn cảnh như thế nào?
3. Những lời gièm pha của người cô có khiến bé Hồng oán giận mẹ của mình không? Chi tiết nào giúp em nhận biết điều đó?
4. Chỉ ra diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong đoạn văn từ Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về đến hết.
5. Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng.
1.
- Đề tài: Gia đình ( hồi kí)
- Người kể chuyện: tác giả- nhân vật tôi
- Tóm tắt: Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” không. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng. Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ hơn, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
2. Hoàn cảnh sống:
- Bố nghiện ngập, mất sớm; gia đình sa sút;
- Mẹ cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực
- Sống với bà cô và trong sự ghẻ lạnh của họ hàng
→ Bất hạnh, thiếu tình thương yêu
3. Không oán trách mẹ mình ngược lại còn rất yêu thương mẹ của mình.Toan trả lời nhưng lại cúi đầu không đáp mà chỉ cười đáp lại - nhận ra những ý nghĩ cay độc và nét mặt rất kịch của bà cô
→ Bé Hồng rất nhạy cảm, nhận ra sự giả dối trong lời nói của bà cô
- Lòng càng thắt lại, khoé mắt cay cay
- Nước mắt ròng ròng rớt xuống, chan hoà đầm đìa ở cằm, ở cổ.
- Cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
- Căm ghét những cổ tục phong kiến đã đày đọa mẹ.
- BPNT: so sánh, lời văn dồn dập với các hình ảnh, các động từ mạnh: cắn, nhai, nghiến
→ Khắc hoạ rõ nét nỗi đau đớn, phẫn uất đến cực điểm của bé Hồng đối với bà cô, với cổ tục lạc hậu
=> Thể hiện miền tin mãnh liệt và tình yêu thương mẹ vô cùng sâu sắc của bé Hồng.
4. Diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng : nhìn thấy một người giống mẹ - gọi - sợ nhận nhầm, lũ bạn chê cười - ngại, tủi nhục - thở hồn hộc - khóc nức nở - sung sướng - hạnh phúc.
5. Nhân hồng là một cô bé tội nghiệp, vì hoàn cảnh mà không được ở với bố mẹ, nhưng ngược lại bé Hồng lại là một người rất hiểu chuyện và yêu thương mẹ của mình.
Bình luận