Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Câu 6. Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

“Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ dọa giết “nó”, và cứ đi. [...] Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. 

a. Xác định những điểm nhìn được sử dụng trong đoạn trích. 

b. Đoạn trích kể về việc gì?

c. Chí Phèo dõng dạc nói: “Tao muốn làm người lương thiện”. Em hiểu lời nói đó như thế nào?

d. Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Em có đồng ý không?

e. Hãy lí giải vì sao sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo lại tự sát? Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?

g. Nêu cách hiểu của em về hình ảnh ở cuối tác phẩm: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. 


a. Đoạn trích có sự kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả với điểm nhìn của nhân vật bá Kiến, thị Nở. 

b. Đoạn trích kể về việc Chí Phèo giết bá Kiến rồi tự sát, thị Nở nghĩ lại việc ăn nằm với Chí Phèo và “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua…”. 

c. Câu nói “Tao muốn làm người lương thiện” cho thấy Chí Phèo đã ý thức được bi kịch của mình (bị mất nhân hình, nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người), đồng thời, thể hiện khát khao được sống như một người bình thường lương thiện. 

d. Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Song không phải như vậy. Chí Phèo giết bá Kiến vì Chí đã nhận ra được kẻ thù của mình, kẻ đã đẩy mình vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. 

e. Cái chết của nhân vật Chí Phèo là một kết cục đầy bi kịch, nó bế tắc bởi nhà văn chỉ xem con người là nạn nhân của hoàn cảnh, chưa thấy được động lực thay đổi hoàn cảnh của tác giả. Hành động quyết liệt bất ngờ của Chí Phèo trong truyện là một diễn biến hợp lí, thể hiện sự “tháo cũi sổ lồng” của người dân. Tuy nhiên Nam Cao mới chỉ nhìn thấy sự phản kháng ở một con người chứ chưa có ý thức về sức mạnh tiềm tàng trong quần chúng. Nam Cao mới nhìn vào Bá Kiến chứ chưa nhìn vào một hệ thống giai cấp thống trị ở khắp đất nước Việt Nam thuộc địa.

Nhưng điều quan trọng là, dẫu bi kịch, thì nhân vật đã tự lựa chọn và tự quyết cho cái chết của chính mình. Và do đó, cái chết không chỉ mang đến sắc thái bi thảm buồn thương mà trước hết đó là một sự chủ động lựa chọn để bảo toàn giá trị. Tính người trong Chí Phèo, và tư cách làm người của Chí, rõ nét nhất chính là ở cái can đảm dám lựa chọn và dám chịu trách nhiệm ấy.

g. Nhà văn Nam Cao đã mở ra hình ảnh "cái lò gạch cũ" bằng nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác phẩm đầu cuối tương ứng - kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại. Biết đâu lại chẳng có một "Chí Phèo con" bước từ cái lò gạch cũ vào đời để "nối nghiệp cha". Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Đây là một chi tiết rất độc đáo của tác phẩm và nó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ về thời gian của tác phẩm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác