Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, thường gọi là “luật thi là một biểu hiện cụ thể của phương pháp phân tích một bài thơ Đường luật. Nói chung mọi người đều cho rằng cách phân tích hợp lí nhất là cắt ngang theo bố cục. Đó là điều dễ hiểu và dễ thống nhất vì xưa nay ai cũng chấp nhận rằng một bài luật thi gồm có bốn “liên” (nghĩa là “cặp câu”, tức hai dòng thơ số lẻ và số chẵn đi liền nhau) và trong mỗi liên, giữa câu số lẻ và số chẵn có quan hệ với nhau về nhiều mặt. [...]

Trước hết, cần thấy rằng quả “liên” là đơn vị hết sức cơ bản trong luật thi. Dù phân tích theo phương pháp nào và theo quan niệm bố cục nào thì hầu như trong mọi trường hợp, vẫn phải xuất phát từ việc phân tích đơn vị có tính chất cơ sở đó. Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó mặc dù xét về phương diện cú pháp, tự nó hầu hết đã hoàn chỉnh.Qua các tài liệu trình bày ở trên, ta thấy trình tự [...] “đề – thực – luận – kết" chỉ là cái khung mà người đời sau choàng lên cho thơ Đường luật. Dĩ nhiên, trình tự đó có cái “lí” của nó: Tác phẩm nào chả có phần mở đầu, phần kết, phần giữa và riêng phần giữa, phần “thân bài” lại có thể phân ra nữa? [..]

Dẫu sao thì các trình tự bố cục nói trên cũng đã được hình thành từ lâu, do đó, đã có tác dụng hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ. Bởi vậy, vận dụng nó trong nhiều trường hợp cũng phù hợp, đặc biệt là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau. Mặc dù vậy, nếu coi đó là một bố cục tất yếu để vận dụng phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng. Những tác phẩm luật thi được đưa ra phân tích thường là những tác phẩm xuất sắc, do đó, đều là những công trình sáng tạo. Mà đã sáng tạo thì nhất thiết không bao giờ chịu gò vào những khuôn khổ quá chặt chẽ. [..] Như vậy là cho đến nay có ba quan niệm khác nhau về mô hình luật thi: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2. Cả ba mô hình, theo chúng tôi nhận xét, đều có căn cứ trong thực tiễn, đều có cơ sở lí thuyết khá rõ ràng. [..] Dùng mô hình nào là do thực tiễn của bài thơ quy định. Song như đã nói trên, sáng tạo nghệ thuật không phải bao giờ cũng chịu gò bó theo những thể thức nhất định. Bởi vậy trong thực tế nhiều khi có những bài không thể vận dụng được bất cứ một trong ba mô hình nói trên.

(Theo Nguyễn Khắc Phi, Về trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, in trong Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 53 – 65)

1. Theo tác giả đoạn trích, câu thơ hay cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật?

2. Mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề – thực – luận – kết") là do các nhà thơ đời Đường đặt ra hay do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này? 

3. Các mô hình luật thi nói trên có bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật hay không? Quan điểm của tác giả bài viết về vấn đề phân định cấu trúc bài thơ theo các mô hình phổ biến nói trên như thế nào?

4. Theo tác giả đoạn trích, vì sao “Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó”?

5. Các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) có tác dụng như thế nào đối với người sáng tác theo thể Đường luật đời sau? Vì sao?


1. Theo tác giả, cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật. Việc xác định “đơn vị cơ bản” trong trường hợp này chủ yếu xét ở góc độ cấu trúc hình thức và bố cục ý của tác phẩm. Quan điểm này có cơ sở thuyết phục. 

2. Theo lí giải của tác giả và thực tế lịch sử văn học, mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề - thực - luận - kết”) không phải do các nhà thơ đời Đường đặt ra mà là do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này. Đặc biệt là cách gọi tên “đề” “thực” “luận”, “kết” và việc gán cho chúng những chức năng xác định.

3. Các mô hình luật thi nói trên không bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật.

Quan điểm của tác giả: Cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định mô hình cấu trúc. Tác giả cho rằng, đó không phải là “một bố cục tất yếu”; vì thế, nếu vận dụng một cách áp đặt để phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng.

4. Theo tác giả, một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó vì: các câu thơ, trong cấu trúc “cơ sở (liên thơ) và “chỉnh thể” (bài thơ) đều có quan hệ với nhau. Về hình thức, “niêm" chính là mô hình cấu trúc theo chiều dọc, giữa các câu và cặp câu đều có chi phối, ước thúc lẫn nhau. Về nội dung, chúng tạo ra một ý nghĩa khái quát theo một kiểu quan hệ nhất định.

5. Theo tác giả, các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) đã được hình thành từ lâu (trong thực tiễn sáng tác của thơ ca đời Đường), tức là đã hình thành một truyền thống. Vì thế, đối với thơ ca sáng tác theo thể Đường luật đời sau, nó “đã có tác dụng hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ. [...], đặc biệt là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau”


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Đọc và Thực hành tiếng Việt), giải SBT văn 10 tập 1 kết nối tri thức, giải SBT ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác