Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. a. Chỉ ra các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ. b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ tìm được ở ý a. (
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
- Chỉ ra các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ.
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ tìm được ở ý a. (nếu có).
a) Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
b) Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ:
- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chứ” và từ "tiều" đặt sau "vài chú", nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.
- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ "chợ" đặt sau từ "mấy nhà", nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.
Bình luận