Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi (1) - Anh nói nữa đi - Ông giục.

 

2. Luyện tập về nghĩa tường minh và hàm ý

a) Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi

(1)  - Anh nói nữa đi - Ông giục.

- Báo cáo hết ! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) - [...] Anh Tấn này ! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng ! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...

- Ái chà ! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng ? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng ? Hừ ! Chẳng cái gì dấu nổi chúng tôi đâu !

Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.

- Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

(Lỗ Tấn, Cố hương)

(3) Thoắt trông nàng đã chào thưa:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều."

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(1) Người nói, người nghe trong những câu in đậm là ai?

(2) Hàm ý mỗi câu nói đó là gì?

(3) Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?


(1) Ở câu “Chè đã ngấm rồi đấy.”

  • Người nói: anh thanh niên; người nghe: ông họa sĩ và cô gái.
  • Câu này có hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống nước.
  • Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó. Chi tiết chứng tỏ điều đó là “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà”, “ngồi xuống ghế”

(2) Câu “Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...”

  • Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)
  • Hàm ý của câu này là: Chúng tôi không thể cho được.
  • Người nghe hiểu được hàm ý này. Chi tiết chứng tỏ điều đó là ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có!”

(3) Câu "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây"

  • Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
  • Hàm ý của câu này là: Người quý phái, cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc cúi đầu như thế này ư? (mỉa mai, giễu cợt)

 

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều

  • Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
  • Hàm ý của câu này là: Rồi đây người cay nghiệt như ngươi sẽ phải lĩnh sự báo oán thích đáng.
  • Hoạn Thư hiểu hàm ý của câu nói nên đã “hồn lạc phách xiêu” và “khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”

Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 25 mây và sóng, mây và sóng trang 57, mây và sóng – nói với con sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác