Soạn văn 9 VNEN bài 29: Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang

Soạn văn bài: Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 85. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấy đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào khi làm vua cha tức giận? Trong hoàn cảnh đó, Mai An Tiêm đã thể hiện ý chí của mình ra sao?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang

2. Tìm hiểu văn bản

a) Hoàn thiện bảng sau vào vở để nắm được bố cục và nội dung chính của văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang.

Bố cục

Nội dung chính

Phần 1: Từ đầu đến “như dưới đây”

 

Phần 2: Từ “tôi đội một chiếc mũ” đến “áo quần của tôi”

 

Phần 3: Từ “quanh người tôi” đến “bên khẩu súng của tôi”

 

Phần 4: Đoạn còn lại

 

 

b) Phân tích bức chân dung tự họa của Rô – bin – xơn (Gợi ý: phân tích trang phục, trang bị, diện mạo của Rô – bin – xơn).

c) Tinh thần lạc quan của Rô – bin – xơn được thể hiện như thế nào trong văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang?

d) Qua hình ảnh Rô – bin – xơn, nhà văn muốn gửi tới bạn đọc thông điệp gì về cuộc sống?

3. Tìm hiểu về hợp đồng

a) Đọc hợp đồng và trả lời các câu hỏi:

(Đọc hợp đồng trong sách giáo khoa)

(1) Mục đích của việc lập hợp đồng là gì?

(2) Xác định bố cục của hợp đồng.

(3) Lời văn trong hợp đồng phải đảm bảo yêu cầu gì?

b) Dựa vào phần trả lời ở câu a), trao đổi và hoàn thiện bảng ghi nhớ về bố cục và nội dung của hợp đồng:

Bố cục

Nội dung

Phần mở đầu

 

 

Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất

 

Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang.

a) Cho câu mở đoạn: Qua việc nhân vật Rô – bin – xơn tự họa chân dung của mình, nhà văn muốn gửi tới bạn đọc thông điệp: “Con người không thể để thiên nhiên chinh phục mà phải chinh phục thiên nhiên.” Hãy viết tiếp từ 7 – 10 câu để tạo thành đoạn văn viết theo phương pháp diễn dịch.

b. Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi", tự kể chuyện mình.

2. Tổng kết về ngữ pháp

a) Trao đổi theo nhóm về các khái niệm sau và trình bày trước lớp: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ, số từ, quan hệ từ.

 

b) Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

- Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn và điền vào vở theo bảng mẫu ở dưới:

(1) Một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

(2) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

(Kim Lân, Làng)

(3) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.

(Kim Lân, Làng)

(4) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

(5) - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Danh từ

Động từ

Tính từ

 

 

 

- Những từ sau có thể thêm vào trước những từ nào trong bảng từ loại mà em vừa hoàn thành?

+ rất, quá, lắm, cực kỳ

+ đang, sẽ, vừa, cũng, vẫn

+ những, các, một

- Những từ sau đây có thể thêm vào sau những từ nào trong bảng từ loại mà em đã hoàn thành?

+ quá, lắm, cực kì

+ này, nọ, kia, ấy

+ được, ngay                                                                                                           

- Hoàn thiện bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ và tính từ

Ý nghĩa khái quát của từ loại

Khả năng kết hợp

 

Kết hợp phía trước

Từ loại

Kết hợp phía sau

Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)

 

Danh từ

 

Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

 

Động từ

 

Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

 

Tính từ

 

 

c) Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những câu sau đây và chỉ ra dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ.

(1) Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.

(Kim Lân, Làng)

(2) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)

(3) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn – xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú hơn và sâu sắc hơn.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

 

d) Các từ in đậm trong đoạn trích dưới đây vốn thuộc từ loại nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?

(1) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(2) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

(3) Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô con gái ngồi trước mặt đằng kia.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

3. Luyện tập về viết biên bản

a) Trình bày những yêu cầu chính đối với việc viết biên bản.

b) Ghi lại biên bản sinh hoạt chi đoàn của lớp em về việc đánh giá đoàn viên

4. Luyện tập về hợp đồng

a) Tình huống nào sau đây cần phải làm hợp đồng?

(1) Giáo viên chủ nhiệm của lớp em chuyển trường và bàn giao công việc cho giáo viên chủ nhiệm mới.

(2) Hai bên thỏa thuận với nhau về việc thuê nhà.

(3) Trường em đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho sửa chữa, hiện đại hóa phòng học.

b) Sau đây là dự kiến về các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà. Hãy sửa chữa và bổ sung (nếu thấy cần thiết).

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Điều 2: Gía cho thuê nhà và phương thức thanh toán.

Điều 3: Thời gian thuê và thời điểm giao nhận nhà

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà.

Điều 5: Quyền tiếp tục thuê nhà ở

Điều 6: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Điều 7: Các thỏa thuận khác

Điều 8: Cam kết của bên thuê nhà.

Điều 9: Điều khoản cuối cùng.

D. Hoạt động vận dụng

1. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bài học mà mình rút ra được sau khi học văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang. Trong đoạn văn có sử dụng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

2. Gia đình em đang cải tạo hệ thống nước để chuyển sang dùng nước sạch sông Đà, em hãy soạn thảo hợp đồng với nhà máy nước giúp bố mẹ.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm đọc toàn văn truyện Rô – bin – xơn Cru – xô và tóm tắt bằng văn bản

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 29 rô – bin – xơn ngoài đảo hoang, rô – bin – xơn ngoài đảo hoang trang 85, rô – bin – xơn ngoài đảo hoang sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác