Đề số 5: Đề kiểm tra công nghệ 8 Cánh diều bài 2 Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ
- A. Trước vào
- B. Trên xuống
- C. Trái sang
- D. Dưới lên
Câu 2: Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được nhìn chiếu bằng ta nhìn từ đâu?
- A. Từ trái sang
- B. Từ trước vào
- C. Từ phải sang
- D. Từ trên xuống
Câu 3: Mặt đáy của khối lăng trụ tam giác đều là hình gì?
- A. Hình chữ nhật
- B. Hình tam giác đều
- C. Hình vuông
- D. Hình tam giác cân
Câu 4: Tên của hình chiếu A là?
- A. Mặt phẳng hình chiếu đứng
- B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
- C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh
- D. Đáp án khác
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu công dụng của phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm.
Câu 2: Vì sao phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | D | B | B |
Tự luận:
Câu 1:
* Công dụng của phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm:
Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều, bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.
Câu 2:
Phải xoay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng vì khi lập bản vẽ, người ta dễ thể hiện các hình chiếu trên mặt phẳng giấy.
Bình luận