Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nội dung bước 4 khi thực hành lắp ráp mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến là

  • A. tìm hiểu sơ đồ lắp ráp.
  • B. lựa chọn thiết bị và dụng cụ.
  • C. lắp ráp mạch điều khiển.
  • D. kiểm tra và thử mạch.

Câu 2. Đâu là loại mô đun thường được sử dụng trong mạch điều khiển đơn giản?

  • A. Mô đun cảm biến kim loại.
  • B. Mô đun cảm biến tự động.
  • C. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
  • D. Mô đun cảm biến hợp chất.

Câu 3. Đối tượng điều khiển của mô đun cảm biến nhiệt độ có thể là

  • A. Đèn gia nhiệt halogen 12 V – 50W.
  • B. Ắc quy 12 V.
  • C. Công tắc một chiều.
  • D. Tiếp điểm của rơ le.

Câu 4. Mô đun cảm biến độ ẩm được ứng dụng vào đời sống trong trường hợp nào?

  • A. Bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại.
  • B. Đóng mở tự động rèm cửa.
  • C. Sử dụng trong máy tạo ẩm.
  • D. Sử dụng trong máy điều hòa không khí.

Câu 5. Công việc của kĩ sư điện là

  • A. lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa bộ phận điện trong thiết bị gia dụng.
  • B. tư vấn, thiết kế hệ thống cho động cơ điện, thiết bị điện.
  • C. lắp đặt, sửa chữa đường dây.
  • D. kiểm tra các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện.

Câu 6. Đâu không phải năng lực cụ thể của kĩ sư điện?

  • A. Tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế.
  • B. Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu, thiết kế.
  • C. Khả năng tự tìm hiểu và giải quyết các bài toán kĩ thuật.
  • D. Khả năng phân tích dữ liệu đo lường nhằm xác định sự cố, hư hỏng.

Câu 7. Công việc của A là lắp đặt, sửa chữa đường dây điện, cáp điện trên cao và ngầm. A có thể làm nghề

  • A. kĩ sư điện.
  • B. thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện.
  • C. thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.
  • D. thợ điện.

Câu 8. Công việc của kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử là

  • A. thiết kế các chi tiết máy móc, công cụ cho sản xuất.
  • B. thiết kế các mạch, hệ thống điện tử và linh kiện điện.
  • C. thiết kế cảnh quan.
  • D. thiết kế công trình dân dụng.

Câu 9. Ngành nghề không liên quan đến thiết kế là

  • A. kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí.
  • B. kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
  • C. kĩ sư xây dựng, kĩ thuật viên kĩ thuật xây dựng.
  • D. kĩ sư cảng hàng không.

Câu 10. Ngành nghề thuộc lĩnh vực thiết kế là

  • A. biên đạo múa.
  • B. kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử.
  • C. giáo viên mầm non.
  • D. nhà soạn nhạc.

Câu 11. Bạn B là người thiết kế các công trình dân dụng như nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại,…. Như vậy, ngành nghề của B có thể là

  • A. kĩ thuật viên kĩ thuật xây dựng.
  • B. kĩ sư cơ khí.
  • C. nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.
  • D. nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.

Câu 12. Trong bước hình thành ý tưởng thiết kế ta không cần xác định rõ

  • A. sự cần thiết của sản phẩm.
  • B. yêu cầu, mục tiêu cần đạt về công dụng sản phẩm.
  • C. đối tượng, điều kiện sử dụng sản phẩm.
  • D. tệp quản trị cơ sở dữ liệu khách hàng.

Câu 13. Sắp xếp các bước sau theo đúng quy trình thiết kế kĩ thuật

1. Đánh giá và hiệu chỉnh

2. Xác định yêu cầu sản phẩm và lựa chọn giải pháp thiết kế

3. Lập hồ sơ kĩ thuật

4. Thiết kế sản phẩm

  • A. 1 - 2 - 3 - 4.
  • B. 2 - 1 - 4 - 3.
  • C. 2 - 4 - 1 - 3.
  • D. 3 - 2 - 1 - 4.

Câu 14. Trong quy trình, bước nào có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật?

  • A. Hình thành ý tưởng thiết kế.
  • B. Lập hồ sơ kĩ thuật.
  • C. Tiến hành thiết kế.
  • D. Đánh giá phương án thiết kế.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Cần phải làm những gì trước khi lựa chọn giải pháp thiết kế? Làm thế nào để lựa chọn được giải pháp phù hợp?

Câu 2. (1,0 điểm) Hình 14.3 cho biết sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng. Hãy cho biết cách nối dây dẫn theo sơ đồ.

Hình 14.3 cho biết sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng. Hãy cho biết cách nối dây dẫn theo sơ đồ.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 - D2 - C3 - A4 - C5 - B6 - D7 - C
8 - B9 - D10 - B11 - A12 - D13 - C14 - C

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 :

- Khi thiết kế một sản phẩm, cần xác định rõ nhiệm vụ thiết kế sản phẩm và yêu cầu sản phẩm đó như thế nào. Yêu cầu của một sản phẩm thường được thể hiện thông qua tính năng sử dụng, hình dáng, màu sắc, giá thành,… Căn cứ vào các yêu cầu của sản phẩm để đưa ra nhiều giải pháp thiết kế khác nhau. 

- Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp để chọn ra một giải pháp phù hợp nhất. Việc lựa chọn giải pháp phù hợp cũng cần căn cứ vào điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, khả năng của người thiết kế,…. 

Câu 2:

Cách nối dây theo sơ đồ lắp ráp:

- Từ cực (+) của ắc quy đấu một dây đến một đầu của công tắc. 

- Từ đầu còn lại của công tắc đấu hai dây đến mô đun cảm biến CdS: một dây đến chân đấu nguồn cấp Vcc, một dây đến điểm 2 của tiếp điểm thường mở. 

- Từ điểm 3 của tiếp điểm thường mở đấu một dây đến đèn LED. 

- Từ cực (-) của ắc quy đấu hai dây, một dây đến điểm đấu GND của mô đun cảm biến, một dây đến đèn LED. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công nghệ 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công nghệ 8 cánh diều, đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác