Đáp án chi tiết Đề 1 Chuyên đề Cách làm dạng đề so sánh văn học


Đề 1: So sánh hai hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A phủ và người đàn bà trong tác phẩm Vợ nhặt.

Dàn ý

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ Nhặt

- Dẫn dắt vấn đề: hai người phụ nữ trong hai tác phẩm có những nét chung nhưng cũng có nhiều nét khác biệt, tạo nên điểm nhấn quan trọng trong tác phẩm.

Thân bài

1, Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm:
- Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc.
- Cùng viết về người nông dân nghèo trong cảnh ngộ khốn khổ.
- Hai tác phẩm cùng vẽ ra hành trình đến với cách mạng, đến với hạnh phúc của những con người tưởng như đã bị đẩy vào bước đường cùng. Chính hoàn cảnh tăm tối, cuộc sống nghiệt ngã đã viết nên thiên tình sử của Mị - A Phủ, Thị - Tràng.
- Chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.
2, Phân tích nhân vật:
a. Điểm giống:
- Cả hai đều là nhân vật điển hình cho thân phận, số phận những người phụ nữ dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Mị điển hình cho hoàn cảnh của người phụ nữ vùng cao Tây Bắc, thị điển hình cho cảnh ngộ người phụ nữ trong nạn đói 1945.
- Bị đẩy vào bước đường cùng:

  • Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị phải đau đớn chấp nhận phận làm dâu gạt nợ; Vì cha mẹ không có tiền trả cho nhà giàu, mị phải trả bằng cả tuổi trẻ, hạnh phúc, tự do của mình.
  • Vì cái đói dồn đuổi, cái chết đeo bám, thị trở thành một người phụ nữ không có gì cả: không tên, không gốc gác, gầy vêu rách như tổ đỉa, không tư thế, không luôn cả tự trọng…

- Giàu lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc:

  • Mị yêu đời yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý: Xin bố đừng gả con cho nhà giàu, sẵn sàng làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Khi bị ép về nhà Pá tra, mị đã định quyên sinh bàng lá ngón để giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, thiếu tự do và không có tình yêu đích thực.
  • Khi mùa xuân đến, Mị đã hồi sinh (….) và mị muốn đi chơi. Khi bị Ẳ trói đứng vào cột, Mị như không biết mình đang bị trói, vẫn thổn thức vẫn bồi hồi. Nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đen xạm của A Phủ, niềm khao khát tự do lại trỗi dậy mãnh liệt thôi thúc Mị cắt dây trói, cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời.
  • Đối với thị, lần đầu làm quen Tràng bởi câu hò chơi cho đỡ nhọc của anh và bởi những lời trêu ghẹo của bạn bè, thị ton ton chạy lại đẩy xe cho tràng rồi liếc mắt cười tít => Thị mong chờ một cái gì đó dù chỉ là mong manh cho tương lai tăm tối của mình.
  • Lần thứ hai gặp Tràng, thị đã sẵn sàng bỏ qua ý thức về danh dự về nhân phẩm; thị chao chát chỏng lỏn, thị sấn sổ, thị trơ trẽn không biết xấu hổ là gì, thị xem miếng ăn là tất cả "cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng trò chuyện gì" rồi không băn khoăn, thị gật đầu theo không Tràng về làm vợ chỉ với một suy nghĩ cho khỏi đói, để được sống.
  • Sáng hôm sau thị trở thành một cô dâu hiền thục, dịu dàng, đúng mực và có trách nhiệm với gia đình: Thị bắt đầu vun vén cho tổ ấm " quét dọn sân nhà sạch sẽ, gánh nước đổ đầy ang nước". Tình người và những khao khát nhân bản đã làm nên điều kì diệu.

- Tin tưởng vào ánh sáng CM:

  • Mị rời khỏi Hồng Ngài được giác ngộ CM, trở thành du kích.
  • Thị vững tin vào một ngày mai tươi sáng, yên ấm; khi một ngày mới, một lá cờ đỏ tươi thắm, một chân trời mới đang dần hiện hữu.

b. Điểm khác:
- Vị trí nhân vật: Mị là nhân vật chính được nhà văn Tô Hoài dày công khắc hoạ; Thị là nhân vật phụ, là hiện thân của nạn đói.
- Hoàn cảnh: Thị bị cái đói rình rập, dồng đuổi mà sẵn sàng bỏ qu tất cả, lại sẵn sàng làm một vật rẻ rúng để người ta đơn giản nhặt về làm vợ.. mị là người dân lao động nghèo miền núi, sống dưới ách thống trị cường quyền, thần quyền của bọn chúa đất phong kiến.
- Mị được nhà văn khám phá phát hiện và mô tả bằng những diễn biến nội tâm tinh tế, phức tạp. Nhân vật thị chủ yếu được khắc hoạ bằng ngoại hình và hành động.

Kết bài

- Đánh giá chung về số phận, tính cách hình ảnh nguời phụ nữ qua hai tác phẩm.

- Mỗi nhà văn có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc khắc họa nhân vật nhưng đều làm nổi bật được những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam, dù hoàn cảnh sống khó khăn dồn vào bước đường cùng nhưng họ vẫn khao khát sống và ước mơ về cuộc sống hạnh phúc.


Bình luận