Ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn chuyên đề Nghị luận xã hội (Phần 1)

Với sự thay đổi cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2017, dạng câu hỏi Nghị luận xã hội thường chiếm 20% số điểm với yêu cầu khoảng 200 từ (tương ứng khoảng 20 dòng). Do đó, để có được một bài viết hay – ngắn gọn – cô đọng – súc tích đòi hỏi các bạn cần có những kĩ năng cơ bản sau đây:

Ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn chuyên đề Nghị luận xã hội (Phần 1)

Theo như đề thi mẫu – phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 từ. Nếu đề NLXH mà nằm trong Đọc - Hiểu thì trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận 200 từ họ yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về Tư tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sống. Chúng ta có thể phân biệt rõ ràng như sau:

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

- Các nội dung thường tập trung những vấn đề chính:

  • Tư tưởng mang tính nhân văn (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…)
  • Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…)
  • Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề

- Các bạn cần nắm vững cấu trúc bài văn vì khi chấm bài, người chấm đầu tiên sẽ có cái nhìn khái quát về cấu trúc bài làm của bạn. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra cấu trúc làm bài đối với dạng tư tưởng nhân văn (tích cực) và phản nhân văn (tiêu cực) để các bạn so sánh và nắm được nhé

Bước 1: giải thích tư tư tưởng , đạo lí.- Cách làm cụ thể:

- Cần giải thích rõ các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).

giải thích những từ trọng tâm ==> sau đó giải thích cả câu nói.

Bước 2: Bàn luận

– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa

Bước 3: Mở rộng.

- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Bước 4: Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.

 

- Ví dụ minh họa: Viết một đoạn văn khoảng 200 từ bày tỏ suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm của một bộ phận giới trẻ với những người xung quanh của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.

Nội dung chính cần đạt:

Bước 1: Giải thích 

- Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, nhân loại...

- Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình của thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng nà thu hút mối quan tân và gây ra nhiều bức xúc xã hội.

Bước 2: Bàn luận 

- Thực trạng của lối sống thờ ơ như thế nào? Thể hiện ở lối sống ích kỉ, ham chơi, biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh nghĩ đến cái chết chỉ vì ba mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...

- Nguyên nhân nào khiến giới trẻ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với gia đình?

  • Xã hội phát triển, nhiều loại hình vui chơi, giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn...
  • Do nhiều gia đình quá nuông chiều con cái.
  • Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí con cái.

- Hậu quả của lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm của giới trẻ?

  • Con người trở thành ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình, không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.
  • Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời
  • Bị xã hội coi thường, chế nhạo...

- Phải làm gì để giúp giới trẻ tránh rơi vào lối sống đó?

  • Thế hệ trẻ cần xác định lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn, sống tử tế với người thân và mọi người xung quanh.
  • Mọi suy nghĩ, hành động và lời nói của mình đều phải xuất phát từ lòng nhân ái.
  • Hãy nuôi dưỡng cảm xúc cho tâm hồn, lòng trắc ẩn và biết yêu thương cuộc sống qua việc đọc các tác phẩm nghệ thuật, tích cực tham gia hoạt động từ thiện, tham gia các phong trào của đoàn thanh niên...

Bước 3: Mở rộng

- Lối sống thờ ơ, vô cảm không chỉ có ở giới trẻ mà còn diễn ra với rất nhiều người trong xã hội (cho ví dụ)

Bước 4: Bài viết nhận thức và hành động

- Nhận thức: Sống trong đời cần có tình yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ với cộng đồng.

- Bài học hành động:

  • Mỗi học sinh cần xác định đúng nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
  • Hãy ra sức chống lại căn bệnh vô cảm qua việc làm, học tập hàng ngày. Quan tâm giúp đỡ những người xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nạn.... Hãy cho đi để nhận lị nhiều hơn

 

 Phần 2: Dạng nghị luận về một hiện tượng trong đời sống, tại đây

Bình luận

Giải bài tập những môn khác