Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

Câu 5: Trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1

 Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. 


Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là:

Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì,..với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

 Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc ... nương xuân.

 Bờ sông hoang dại ... cổ tích tuổi xưa.

Với những câu văn trên đủ để tả có thể thấy được vẻ đẹp của con sông Đà – vẻ đẹp hung bạo nhưng cũn rất đỗi trữ tình. Nguyễn Tuân đã dùng những nhịp điệu nặng, ngôn từ mạnh để làm nên vẻ đẹp ấy. Nhưng nếu chỉ đơn giản là là những nhịp điệu nặng thì, nó quá đơn điệu, một nhà văn uyên bác như Nguyễn Tuân càng không thể để nó đơn thuần, đơn điệu. Chính vì thế nhà văn khi chuyển sang khẳng định con sông còn mang vẻ đẹp trừ tình đã dùng những nhịp điệu nhẹ nhàng, nhịp điệu duỗi- êm ả, ngân nga, nối dài liên tưởng, kiểu như: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tòc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ. Nguyễn Tuân đã “trồng” những câu văn dài, ngắn khác nhau. Bút pháp này cũng tạo nên cái nhịp “khúc khuỷu” của văn xuôi Nguyễn Tuân. Vậy là có cả cái nhịp điệu thứ ba trong văn xuôi Nguyễn Tuân - “nhịp khúc khuỷu”? Những câu văn ngắn (5, 6, 7, 9, 11 chữ): “Con Sông Đà gợi cảm”, “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà”, “Mà tịnh không một bóng người”, “Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ",“Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử’, “Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”,... Những câu văn ngắn chen giữa những câu văn dài (trên 40 chữ, dài nhất 47 chữ) tạo ra cái nhịp như ngựa phi (có thể gọi là “mã nhịp” chăng?), lúc nước kiệu, lúc nước đại. Khúc khuỷu và dồn dập. Văn Nguyễn Tuân vì thế năng động, khẩn trương nhưng không ồn ào, vội vã. Một lối văn khi đọc lên hối thúc tư duy.  Ông biết khai thác tối ưu hiệu ứng âm thanh của tiếng Việt đơn âm tiết, nhưng lại đa thanh điệu, tạo cho câu văn giàu tính nhạc vang hưởng chất thơ

Nhà văn như nghệ sĩ xiếc ngôn từ. Ông nhại được giọng nhiều vùng miền khác nhau, huy động thích hợp thuật ngữ nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác phục vụ cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương và chuyển tải tư tưởng, tình cảm đến với bạn đọc, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ văn chương xứng đáng là bậc thầy ngôn ngữ của văn đàn hiện đại Việt Nam. 

 

 


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Người lái đò sông Đà
Từ khóa tìm kiếm Google: câu 5 trang 192 shk ngữ văn 12 tập 1, soạn câu 5 trang 192 shk ngữ văn 12 tập 1, trả lời câu 5 trang 192 shk ngữ văn 12 tập 1, Người lái đò sông Đà

Bình luận

Giải bài tập những môn khác