Cho hai phản ứng có phương trình hóa học như sau: Cho hai phản ứng có phương trình hóa học trang 50 sách bài tập Hóa học lớp 10 a) Viết biểu thức tốc độ trung bình (theo cả các chất phản ứng và chất sản phẩm) của hai phản ứng trên.
16.5. Cho hai phản ứng có phương trình hóa học như sau:
2O3 (g) → 3O2 (g) (1)
2HOF (g) → 2HF + O2 (g) (2)
a) Viết biểu thức tốc độ trung bình (theo cả các chất phản ứng và chất sản phẩm) của hai phản ứng trên.
b) Trong phản ứng (1), nếu $\frac{\Delta C_{O_{2}}}{\Delta t}$ = 1,5×10−4molL−1s−1 thì $\frac{\Delta C_{O_{3}}}{\Delta t}$ bằng bao nhiêu?
a) Phản ứng (1): $\overline{\upsilon }=-\frac{1}{2}.\frac{\Delta C_{O_{3}}}{\Delta t}=\frac{1}{3}.\frac{\Delta C_{O_{2}}}{\Delta t}$
Phản ứng (2): $\overline{\upsilon }=-\frac{1}{2}.\frac{\Delta C_{HOF}}{\Delta t}=\frac{1}{2}.\frac{\Delta C_{HF}}{\Delta t}=\frac{\Delta C_{O_{2}}}{\Delta t}$
b) Ta có:
$\overline{\upsilon }=-\frac{1}{2}.\frac{\Delta C_{O_{3}}}{\Delta t}=\frac{1}{3}.\frac{\Delta C_{O_{2}}}{\Delta t}$
→ $\frac{\Delta C_{O_{3}}}{\Delta t}= -\frac{2}{3}.\frac{\Delta C_{O_{2}}}{\Delta t} = -\frac{2}{3}.1,5 . 10^{-4}$ = −1,0×10−4(molL−1s−1)
Bình luận