Cho biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm dựa vào cách tính nhiệt độ trung bình ngày.

B. Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập- vận dụng

I. Luyện tập

1. Cho biết cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm dựa vào cách tính nhiệt độ trung bình ngày.

2. Cho bảng số liệu sau:

  • Bảng 13.3. Nhiệt độ theo giờ của mỗi ngày trong tháng 11 tại Hà Nội

Giờ

1

7

13

19

Nhiệt độ

19

19

27

23

Dựa vào bảng số liệu 13.3:

  • Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội
  • Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu độ C? Thấp nhất là bao nhiêu độ C?
  • Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu độc C?

II. Vận dụng

  • Em hãy cho biết khi gặp cơn dông em cần làm gì và không được làm gì để đề phòng tai nạn do sấm sét?


I. Luyện tập

1. Cách tính:

  • Tính nhiệt độ trung bình ngày : Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo
  • Tính nhiệt độ trung bình tháng : Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng / Số ngày
  • Tính nhiệt độ trung bình năm : Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng / 12

2. 

  • Tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội: (19+19+27+23): 4= 88 độ C
  • Trong ngày nhiệt độ cao nhất là 27 độ, thấp nhất là 19 độ C
  • Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau là: 8 độ C.

II. Vận dụng

Khi gặp cơn dông em cần làm gì và không được làm gì để đề phòng tai nạn do sấm sét

  • Nghe dự báo thời tiết và lên kế hoạch làm việc để đề phòng
  • Khi trời sắp xảy ra giông, thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà. Chỗ an toàn để tránh sét là toà nhà, hay công sở có lắp đặt hệ thống chống sét (đơn giản nhất là cột thu lôi Franklin). Khi ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.
  • Trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt...Tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp.

[CTST] Trắc nghiệm địa lí bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều