Châu Nam Cực nằm trong khoảng từ
Câu 1. Châu Nam Cực nằm trong khoảng từ
A. chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
C. 60°N đến 80°N.
B. 80°N đến cực Nam.
D. vòng cực Nam đến cực Nam.
Câu 2. Châu Nam Cực được bao bọc bởi đại dương nào sau đây?
A. Nam Đại Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương.
D. Đại Tây Dương.
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực? A. Đại bộ phận châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng.
B. Châu Nam Cực giàu tài nguyên khoáng sản.
C. Châu Nam Cực có khí hậu lạnh giá và khô hạn. D. Không có sinh vật nào sống được ở châu Nam Cực.
Câu 4. Hiệp ước Nam Cực không có nội dung nào sau đây?
A. Các nước được thăm dò, khai thác khoáng sản.
B. Nghiêm cấm thăm dò, khai thác khoáng sản.
C. Các nước được tham gia nghiên cứu khoa học.
D. Nghiêm cấm các hoạt động quân sự, xả thải phóng xạ.
Câu 5. Băng ở châu Nam Cực tan là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
B. Nhiệt trong lòng đất toả ra.
C. Sự hoạt động của dòng biển nóng.
D. Sự chuyển động của Trái Đất.
Câu 6. Quan sát hình sau:
a) Hãy tìm hiểu và giới thiệu khái quát về loài động vật trên.
b) Tại sao chim cánh cụt lại có thể sống được ở châu Nam Cực?
Câu 7. Quan sát các hình và đọc đoạn thông tin sau:
Câu 1. D
Câu 2. A
Câu 3. D
Câu 4. A
Câu 5. A
Câu 6.
Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một nhóm chim nước không bay được. Chúng hầu như chỉ sống ở Nam bán cầu, với duy nhất một loài, chim cánh cụt Galápagos, được tìm thấy ở phía bắc đường xích đạo. Vốn rất thích nghi cho cuộc sống trong nước, chim cánh cụt có bộ lông tương phản nhau gồm các mảng sáng và tối và chân chèo để bơi lội. Hầu hết chim cánh cụt ăn nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác mà chúng bắt được khi bơi dưới nước. Chúng dành khoảng một nửa cuộc đời trên cạn và nửa còn lại ở biển.
Mặc dù hầu hết tất cả các loài chim cánh cụt đều có nguồn gốc từ Nam bán cầu, chúng không chỉ được tìm thấy ở những vùng khí hậu lạnh, chẳng hạn như Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có một số loài chim cánh cụt sống ở xa về phía nam. Một số loài được tìm thấy ở vùng ôn đới, nhưng một loài, chim cánh cụt Galápagos, sống gần đường xích đạo.
Câu 7.
Học sinh cần viết được một số ý như: Khi băng ở Nam Cực tan sẽ ảnh hưởng tới giao thông đường biển, làm mực nước biển dâng, nhiều diện tích đất canh tác bị chìm ngập,... Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nhiều khi băng ở Nam Cực tan.
Câu 8:
Xem toàn bộ: Giải SBT bài 22: Châu Nam Cực
Bình luận