Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 8 chân trời bài 5: Cái chúc thư

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay giữa “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Câu 2: Tác giả muốn gửi đến người đọc / người xem thông điệp gì qua văn bản? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy.

Câu 3: Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.


Câu 1: 

- Ta thấy rằng, việc Hy Lạc bày ra cái mưu đóng giả ông cụ để có được chúc thư theo ý muốn của mình là một việc làm sai trái. Thêm nữa, những hành động lời nói của ba nhân vật (Hy Lạc, Khiết, Lý) cho thấy sự giả tạo. => cái thấp kém

- Khiết lợi dụng tình thế, làm trái ý chủ, tự kiếm lời cho bản thân, cho thấy hắn là một tên mưu mô, xảo quyệt. => cái thấp kém

=> Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

Câu 2:

- Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc / người xem thông điệp về bản chất con người: lòng người khó đoán, một người có thể bên ngoài nói những lời nhân nghĩa nhưng bên trong thì lại là những mưu kế xấu xa. Hơn nữa, hạng người như vậy có thể chính là những người thân của mình.

- Ngoài ra, văn bản cũng cho chúng ta thấy rằng nếu ta làm điều xấu hại người khác thì sau này chính chúng ta cũng có thể bị người khác hại như thế.

- Căn cứ: qua bản chất đạo đức giả của các nhân vật.

Câu 3: 

Khi đọc văn bản, chúng ta thường thấy hài hước qua một số chi tiết như:

- Những lời nói, hành vi, cử chỉ giả tạo của các nhân vật

- Cách nói cường điệu nhằm bộc lộ rõ tính cách nhân vật:

          + Không, bác không muốn thế đâu. Làm phiên phiến thế nào xong thôi. Chết đắt tiền lắm thì sao cho yên được giấc trăm năm? Nhất sinh tôi cần kiệm, việc tống táng tôi không được làm tốn tiền.

          + Tôi để cho Hy Lạc tất cả tài sản của tôi gồm có đồ đạc, bát đĩa, tiền mặt, nhà đất; tôi tước hết quyền thừa kế của tất cả thân tộc, họ hàng, cháu, chắt, chút, chít, hiện đã sinh rồi hay sẽ sinh sau đây, kể cả những con đẻ hoang, nếu có ngày tôi chết.

          + Nghe ông nói, mà lòng tôi đau như cắt. Chao ôi! Tội nghiệp cho ông tôi! Sao mà người ta lại cứ phải chết, để cho người sống đau lòng.

          + Bác để gia tài cho cháu, không bằng là bác cứ sống mãi với cháu.

          + Tôi nói: hai trằm này đồng tiền mặt. Không có điều khoản này thì tờ chúc thư vô giá trị.

          …

- Sự bất ngờ về tình huống kịch khi Khiết tự quyết định. Tình huống này làm cho vở kịch thêm đắc sắc, làm nổi bật các xung đột, lột ra rõ nét bản chất con người.

- Những lời đối thoại, độc thoại thể hiện sự bực tức nhưng không thể làm gì của nhân vật Hy Lạc: “Thăng vô lại nó láo quá!”, “À! Thằng phản bội!”, “Con chó!”,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác