Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 4: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phân tích khổ thơ thứ hai và thứ ba.

Câu 2: Phân tích khổ thơ thứ tư và thứ năm.

Câu 3: Phân tích khổ thơ thứ sáu.

Câu 4: Phân tích ba khổ thơ cuối.


Câu 1:

Các ý cần triển khai:

- Chỉ ra thuyền và biển là nói thay cho ai

- Mở đầu câu chuyện: “Từ ngày nào chẳng biết / Thuyền nghe lời biển khơi”: Em đã phải lòng anh từ bao giờ không hay

- Cánh hải âu, sóng biếc: không gian ngoài biển khơi; cũng là hai hình ảnh đẹp, thường thấy khi nói về biển

- Đưa thuyền đi muôn nơi: tình yêu đưa đến những điều mới mẻ

- Lòng thuyền nhiều khát vọng / Và tình biển bao la: mong muốn của em và tình cảm mà anh có thể dành cho em

- Thuyền đi hoài không mỏi / Biển vẫn xa… còn xa: mở rộng, nhấn mạnh cho nội dung ở hai dòng thơ trước. Tình anh bao la, trao cho em bao khát vọng, giúp em không cảm thấy khó khăn trong cuộc sống.

 

Câu 2: 

- Hai khổ thơ này nói về câu chuyện thường gặp trong tình yêu: lúc thì quan tâm, tình tứ; lúc thì giận hờn vu vơ (cũng có người hiểu là lúc thì dịu êm, lúc thì dữ dội).

- Chú ý đến những chi tiết giàu hình ảnh: đêm trăng hiền từ, biển như cô gái nhỏ, quanh mạn thuyền sóng vỗ, biển ào ạt xô thuyền,…

- Sự kết nối giữa hai khổ: “cũng có khi”

- (Vì tình yêu muôn thuở / Có bao giờ đứng yên?): sự lí giải của tác giả cho tình trạng này

 

Câu 3: 

- Khổ thơ có thể chia thành hai nửa: 2 câu đầu và 2 câu sau

- “Chỉ có”: nhấn mạnh tình yêu của đôi ta: chỉ anh hiểu em và chỉ em hiểu anh.

- Chú ý sự tiếp nối hợp lí: khí nói về biển, tác giả miêu tả sự mênh mông, rộng lớn thì khi nói về thuyền, tác giả nói về chuyện đi lại, biển biết thuyền đi, về nơi đâu trên không gian rộng lớn đó.

 

Câu 4: 

- Chỉ ra việc gặp gỡ là quan trọng đến thế nào trong tình yêu

- Chú ý những hình ảnh gợi cảm xúc mạnh cho người đọc: “bạc đầu thương nhớ”, “lòng đau – rạn vỡ”. Những hình ảnh cũng cho thấy khả năng liên tưởng phong phú của tác giả: “bạc đầu” chỉ sóng, “rạn vỡ” chỉ việc thuyền hỏng hóc

- Hai khổ thơ cuối vẫn duy trì sự đi đôi, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là ở khổ cuối tác giả đã trực tiếp dùng anh – em thay cho biển – thuyền nhưng vẫn giữ lại hình ảnh khốc liệt “bão tố” => tác dụng


Bình luận

Giải bài tập những môn khác