Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 4: Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.


Câu 1: 

Một trong số những bài thơ nổi bật của Xuân Quỳnh mà các em chắc cũng đã biết là Sóng.

Để so sánh, em có thể tham khảo đoạn thông tin sau:

– Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu của Xuân Quỳnh. Trong bài thơ, Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng, những sắc thái tình cảm vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, khát khao yêu đương.

– Cùng với hình tượng sóng, bài thơ này còn có một hình tượng nữa là em – cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình – một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập vai. Hai “nhân vật” trữ tình này (sóng và em) tuy hai mà một, có lúc phân đôi ra (để soi chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng), có lúc lại hoà nhập vào nhau (để tạo nên sự âm vang, cộng hưởng). Hai hình tượng này đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng, song song tồn tại từ đầu đến cuối bài thơ, soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc và thấm thía hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ.

- Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động những trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

=> Ta có thể thấy, hai bài thơ Thuyền và biển Sóng có cùng chủ đề về tình yêu nhưng phương diện biểu đạt có khác nhau và hình ảnh ẩn dụ để thể hiện cũng có điểm khác.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác