Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Chỉ ra chỗ sai trong những câu dưới đây và nêu lên cách chữa:

  1. a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
  2. b) Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.

Câu 2: Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây được dùng đúng hay sai.

  1. a) Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao.
  2. b) Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.
  3. c) Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.
  4. d) Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
  5. e) Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.
  6. g) Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.
  7. h) Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.
  8. i) Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

Câu 3: Vì sao những câu sau đây (lấy từ một số văn bản văn học) mặc dù không đầy đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai?

  1. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn. Bị đạo ý.
  2. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú.
  3. Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành!

 


Câu 1:

  1. a) "Mỗi khi đi qua cầu Long Biên." chưa thành một câu. Chưa có chủ ngữ và vị ngữ; mới chỉ có phần trạng ngữ.

– Cách chữa: thêm chủ ngữ và vị ngữ cho câu. Ví dụ: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều say mê ngắm nhìn màu xanh của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn chuối.

  1. b) Tương tự, câu "Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng." chưa thành một câu. Chưa có chủ ngữ và vị ngữ; mới chỉ có phần trạng ngữ (hai trạng ngữ).

– Cách chữa: thêm chủ ngữ và vị ngữ cho câu. Ví dụ: Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy X đã hoàn thành 60% kế hoạch năm.

 

Câu 2: 

Đúng: a, b, d, h

Sai:

  1. c) Bỏ từ “cho”.
  2. e) Nên nói: quyền lợi của bản thân mình
  3. g) Thừa từ “của”
  4. i) Từ “giá” chỉ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi làm giả thiết

 

Câu 3: 

– Đây là những trường hợp phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Những câu kiểu này nhằm phục vụ mục đích nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác