Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

“Với tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.”

Câu 2: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

“Lục bát, một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt.”

Câu 3: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

“Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế.”

Câu 4: Trong giao tiếp hằng ngày, ta có thể nói như sau được hay không?

          “Đang hành quân trong rừng một đơn vị bộ đội.”

Câu 5: Câu sau đây mắc lỗi gì về thành phần câu? Hãy đưa ra cách sửa.

          “Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ.”

Câu 6:

  1. Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
  2. a) ... bắt đầu học hát.
  3. b) ... hót líu lo.
  4. c) ... đua nhau nở rộ.
  5. d) ... cười đùa vui vẻ.
  6. Điền những vị ngữ thích hợp vào chỗ trống:
  7. a) Khi học lớp 5, Hải ...
  8. b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn …
  9. c) Buổi sáng, mặt trời ...
  10. d) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi ...


Câu 1:

– Câu trên mắc lỗi câu thiếu chủ ngữ. “Với tác phẩm này” là thành phần trạng ngữ. Có thể người viết nhầm đó là chủ ngữ.

Cách sửa thứ nhất: Dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp. Chẳng hạn: Với tác phẩm này, nhà văn đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

– Cách sửa thứ hai: Lược bỏ quan hệ từ ở đầu câu để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ: Tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy.

 

Câu 2: 

– Câu trên mắc lỗi câu thiếu vị ngữ. Trong câu trên, có thể coi “lục bát” là chủ ngữ, “một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt” là thành phần chêm xen, giải thích cho đối tượng được nói đến ở chủ ngữ chứ không phải là vị ngữ. Kiểu lỗi này có thể do người viết nhầm thành phần chêm xen là vị ngữ.

Cách sửa thứ nhất: Thêm từ “là” để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ: Lục bát là một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt.

– Cách sửa thứ hai: Giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp: Lục bát – một thể thơ “đặc sản” có từ lâu của người Việt – đã được tác giả sử dụng hết sức nhuần nhuyễn.

 

Câu 3: 

– Câu trên mắc lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Đây mới chỉ là một cụm từ, chưa hề có nội dung thông tin, vì thế, chưa phải là câu.

Cách sửa: Dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt để hoàn thành câu. Ví dụ: Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế, tôi không thể chần chừ.

 

Câu 4: 

– Ở trường hợp này, người nói nhất thiết phải trả chủ ngữ (một đơn vị bộ đội) và vị ngữ (đang hành quân trong rừng) về với trật tự quen thuộc mới được xem là nói đúng: Một đơn vị bộ đội đang hành quân trong rừng.

 

Câu 5: 

– Cấu trên mắc lỗi thiếu vế câu

Cách sửa: Bổ sung quan hệ từ phù hợp, tương ứng với quan hệ từ đã có ở vế câu trước, chẳng hạn: Trái Đất nóng lên chẳng những khiến băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan nhanh, nhấn chìm nhiều vùng đất màu mỡ mà còn đe doạ sự sống của muôn loài.

 

Câu 6:

Ví dụ:

  1. a) Học sinh
  2. b) Chim
  3. c) Hoa
  4. d) Mấy em nhỏ
  5. a) học giỏi nhất môn Toán.
  6. b) rất ân hận.
  7. c) chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.
  8. d) ít có dịp gặp nhau.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác