Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 3: Tôi có một ước mơ

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong đoạn kết của văn bản, tác giả đã bộc lộ ước mơ gì? Những hình ảnh “tự do ngân vang …” có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc của tác giả?

Câu 2: Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả đối với nước Mỹ qua văn bản.

Câu 3: Theo bạn, quan điểm và ước mơ của tác giả được thể hiện trong văn bản đến nay còn có ý nghĩa không? Hãy lí giải ý kiến của bạn.


Câu 1:

- Tác giả đã bộc lộ nhiều ước mơ nhưng có thể tựu trung lại ở câu: “Tôi mơ rằng một ngày kia đất nước của chúng ta sẽ vươn lên và sống đúng ý nghĩa với niềm tin rằng: “Con người sinh ra vốn bình đẳng, điều chúng ta tin là sự thật hiển nhiên””.

- Những hình ảnh “Hãy để tự do ngân vang …” giúp đoạn này giống như biến thành một bài ca, thể hiện mạnh mẽ khát vọng của tác giả về một đất nước tự do trên khắp mọi miền.

 

Câu 2: 

Ta có thể chỉ ra một số chi tiết để đi đến kết luận:

- Tác giả có sự kính trọng đối với vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ Abraham Lincoln.

- Tác giả nói “đất nước của chúng ta” với sự chân thành.

- Tác giả cho rằng đất nước đó cần phải loại bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, tác giả mong muốn một đất nước của sự tự do đối với tất cả công dân.

- Tác giả có sự đúng đắn trong đánh giá về người da trắng, có sự nhắc nhở về cách đấu tranh của người da đen sao cho hợp lí.

- Tác giả không hướng tới hành động theo kiểu bạo lực, cực đoan mà hướng tới việc giải quyết bằng hoà bình.

=> Tác giả yêu nước Mỹ. Bài diễn thuyết cũng như những gì mà tác giả làm là muốn loại bỏ cái xấu xa và đưa đất nước đến với những điều tốt đẹp. Đây là việc làm thường tình của những con người vì dân vì nước.

 

Câu 3:

- Quan điểm và ước mơ của tác giả được thể hiện trong văn bản đến nay đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa vì tình trạng phân biệt chủng tộc hiện nay vẫn đang diễn ra. Hơn nữa, vấn đề không phải chỉ của nước nước Mỹ mà còn là vấn đề toàn cầu.

- Dưới đây là một đoạn bài báo ngày 06/04/2021 chứng minh phần nào cho vấn đề này:

Tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi.

Người đàn ông vô cớ đánh đập tàn bạo một phụ nữ lớn tuổi trên 1 con phố ở thành phố New York được camera an ninh ghi lại, chỉ vì bà là người gốc Á. Gần 3.800 vụ bạo lực như thế này đã diễn ra trong 1 năm trở lại đây, khi mà dịch COVID-19 lây lan mạnh mẽ, những người Mỹ gốc Á trở thành nạn nhân vì bị cho là làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần nguyên nhân.

Ông Steve Cohen - Chủ tịch tiểu ban tư pháp Hạ viện Mỹ về Hiến pháp, quyền công dân và tự do dân sự cho rằng: "Sự căm ghét chống người gốc Á không bắt đầu từ đại dịch COVID-19, và sẽ không kết thúc khi đại dịch kết thúc. Tất cả những gì đại dịch làm là trầm trọng thêm những định kiến chống người châu Á tiềm ẩn vốn có trong lịch sử lâu đời và xấu xí ở Mỹ. Nó cũng là cái cớ để một số người hành động theo những định kiến đó. Trên thực tế, đã có sự phân biệt đối xử chống lại rất nhiều người ở đất nước này, và những điều đó ngày càng nặng nề thêm".

Tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi. Vào những ngày cuối tháng 3, dư luận đặc biệt chú ý tới phiên tòa xét xử cựu cảnh sát được cho là đã gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tháng 5/2020. Vụ George Floyd đúng hơn là giọt nước tràn ly bởi tình trạng người gốc Phi bị kỳ thị, nhất là bị cảnh sát kỳ thị, không phải là điều hy hữu ở Mỹ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác