Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Đọc Tiểu Thanh kí
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
Câu 2: Qua việc Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh, hãy nêu nhận xét về đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.
Câu 3: Hãy nhận xét về kết cấu của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí
Câu 1:
Mỗi phần của bài thơ có một vai trò riêng đối với chủ đề bài thơ.
- Hai câu đầu tiên bắt đầu bằng một sự kiện cụ thể: tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung những mảnh giấy còn sót lại của tập thơ Tiểu Thanh, từ đó mà xúc cảm trỗi dậy. Đây là bài thơ được viết theo nguyên lí Vật cảm thuyết của thi pháp trung đại (tình do vật, tức là ngoại cảnh và sự kiện khơi gợi, tình được cảnh kích phát, gợi hứng). Câu 1 tả cảnh (cảnh hoang phế của Tây Hồ), câu 2 kể sự kiện (tác giả đọc tập truyện kí viết về Tiểu Thanh). Cảnh và sự vật sẽ dẫn đến suy nghĩ, cảm xúc.
- Hai câu thích thực nêu những suy nghĩ, liên tưởng được khơi gợi từ cảnh và vật. Hai câu này mới chủ yếu giới hạn trong phạm vi suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, một người đẹp (son phấn) và tài văn chương.
- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ đến sự tương đồng giữa thân phận của bản thân tác giả với thân phận của nàng Tiểu Thanh và bình luận đây là chuyện đáng hận. Tiếng khóc ở hai câu kết cuối bài có ý nghĩa khái quát, như lời bình của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân: người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình là mối thông luy của bọn tài tử trong khắp cả gầm trời và suốt cả xưa nay.
- Bài thơ đi từ Cảnh và Sự cụ thể đến tư tưởng khái quát về thân phận chung của người tài sắc. Lê Quý Đôn nói làm thơ có ba điểm chính: Tình – Cảnh – Sự. Ta hiểu kết cấu của một bài thơ xưa thường có hai phần chính: Cảnh và Sự (thuộc về thế giới khách quan, gợi tình (cảm xúc, suy tư). Tất nhiên, “tỉ lệ" số câu thơ dành cho Cảnh – Sự và Tình ở mỗi bài thơ lại khác nhau. Ví dụ, bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có tới 6 câu đầu dành cho Cảnh – Sự, 2 câu cuối dành cho Tình. Bài Đọc Tiểu Thanh kí lại chỉ có 2 câu dành cho Cảnh – Sự, còn 6 câu dành cho Tình.
Câu 2:
- Chúng ta thường gắn chủ nghĩa nhân đạo với tình thương yêu, cảm thông dành cho người dân bị áp bức, bóc lột, cùng khổ. Nhưng bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí lại mở ra một phương diện khác của chủ nghĩa nhân đạo và chính đây là một nét mới có ý nghĩa của bài thơ.
- Khác hẳn các giai đoạn văn học trước đó chỉ thấy vị trí chủ đạo của người đàn ông (thiền sư, người anh hùng vệ quốc hay nhà nho bảo vệ chính đạo,...), trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, hình tượng người phụ nữ chiếm một vị trí nổi bật. Các nhà văn giai đoạn này lúc đầu chú ý đến nỗi đau khổ, sự mất mát của người chinh phụ, người cung nữ trong cuộc sống tình cảm riêng tư. Đến Nguyễn Du, nhà thơ đã chuyển sự quan tâm đặc biệt đến một lớp người phụ nữ có thân phận khá tương đồng với thân phận của các nhà nho trong thời kì xã hội loạn lạc, suy thoái: đó là những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng (đàn, thơ,...). Đó là Dương Quý Phi, Tiểu Thanh, người con gái gảy đàn ở Thăng Long (trong thơ chữ Hán); là Đạm Tiên, Thuý Kiều (trong Truyện Kiều). Họ là những phụ nữ có học vấn, thông thạo thi ca nhạc hoạ nhưng lại là những người có số phận hẩm hiu, tài hoa nhưng bạc mệnh nhưng lại bị xã hội thời đó coi thường, gạt ra ngoài lề xã hội. Nguyễn Du bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với họ, đồng thời cũng mượn thân thế của họ để ngụ ý thân thế của lớp nhà nho như mình.
Câu 3:
- Kết cấu của tác phẩm chịu sự quy định của nội dung tư tưởng cần diễn đạt. Bài thơ vừa đề cập đến số phận của nàng Tiểu Thanh vừa thể hiện tâm sự của tác giả nên có hai phần rõ rệt. Nhìn đại thể, 4 câu đầu viết về Tiểu Thanh, 4 câu sau dành cho suy nghĩ về thân phận của chính Nguyễn Du. Cụ thể:
+ Hai câu 1 – 2 (đề) tả cảnh hoang phế của Tây Hồ, nơi đã diễn ra cuộc đời buồn tủi của nàng Tiểu Thanh (có thể trong tưởng tượng) và sự việc nhà thơ đọc tập truyện kí về Tiểu Thanh. Cảnh và sự gợi tình (xúc cảm) nảy sinh. Đây là một đặc điểm của thi pháp trung đại (tức cảnh sinh tình, xúc cảnh sinh tình). Cảm xúc thường được một cảnh nào đó dẫn phát.
+ Hai câu 3 – 4 (thực) nêu các cảm xúc, ý nghĩ từ cảnh vật. Hai cảm nhận: nàng Tiểu Thanh là người đẹp và là người có tài văn chương, đây có vẻ như là nguyên nhân gây ra bất hạnh cho nàng, có dáng dấp của các suy tưởng khái quát: tài sắc là nguyên nhân gây nên sự bất hạnh cho con người.
+ Hai câu 5 – 6 (luận) cất tiếng oán trách sự bất công của tạo hoá, nhận thấy sự tương đồng giữa thân phận mình với thân phận Tiểu Thanh. Hai câu luận đã bắt đầu khái quát, nêu triết lí: Từ câu chuyện về Tiểu Thanh, tác giả đề cập đến vấn đề chung của những người tài sắc, liên tưởng đến bản thân.
+ Hai câu 7 – 8 (kết) là sự dự cảm về số phận của bản thân (giống như Thuý Kiều nhìn thân phận Đạm Tiên mà nghĩ về chính mình: “Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”). Không chỉ đồng cảm mà còn gửi gắm tâm sự qua nhân vật phụ nữ tài sắc – bất hạnh là một cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du mà bài thơ này là một trường hợp.
- Có một cách phân tích khác dựa vào tương quan giữa yếu tố cảnh và tình. Theo thi pháp thơ cổ, trung đại, tâm của thi nhân tiếp xúc với cảnh (cảnh hiểu theo nghĩa rộng là cuộc sống nói chung) sẽ nảy sinh cảm xúc. Người xưa khái quát bằng công thức “xúc cảnh sinh tình”. Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí chỉ có hai câu đầu tiên nói tới cảnh và việc đọc thơ, đọc sách về Tiểu Thanh. Sáu câu thơ còn lại là những cảm xúc, những nỗi niềm băn khoăn, day dứt, uất hận khôn nguôi. Bài thơ này tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Du, một nhà thơ được mệnh danh là nhà thơ chủ tình.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận