Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 cánh diều bài 2: Đọc Tiểu Thanh kí

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Theo em, vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh?

Câu 3: Đối chiếu bản dịch thơ với bản dịch nghĩa.

Câu 4: Nỗi xót thương của nhà thơ trước số phận của Tiểu Thanh được thể hiện như thế nào qua hai câu mở đầu?


Câu 1: 

- Tác giả: Nguyễn Du

- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật (không tuân thủ hoàn toàn luật thơ)

- Về xuất xứ: Độc Tiểu Thanh kí nằm ở cuối Thanh Hiên thi tập (bản dịch, in năm 1965), gồm những bài được viết vào khoảng 1786 - 1804, không có trong Bắc hành tạp lục, là tập thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc (1813 - 1814). Cũng có ý kiến cho bài này Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc, tuy nhà thơ không ghé vào Hàng Châu. Về vấn đề này vẫn còn những ý kiến khác nhau.

- Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

Câu 2:

- Tiểu Thanh có tài văn chương nhưng các sáng tác của nàng bị đốt dở, thân phận của nàng hẩm hiu, đau khổ. Điều này đã cung cấp thêm cho Nguyễn Du căn cứ để suy nghĩ về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương, nghệ thuật. Nguyễn Du sẽ tiếp tục mạch suy nghĩ này với nhân vật Thuý Kiều có tài đàn, tài thơ mà số phận đã đánh ghen với tài năng của nàng.

Câu 3:

Những chi tiết không dịch sát:

- Câu 2: "một tập sách" dịch thành "mảnh giấy tàn", tính biểu cảm quá lộ.

- Câu 3: "không có số mệnh mà cũng bị đốt dở" dịch thành "đốt còn vương", chưa thật rõ ý.

Tuy vậy vẫn cần phải nói đây là bài thơ có những câu rất khó dịch cho sát.

Câu 4:

Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,

Chỉ một mình viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

- "Gò hoang" có nghĩa là nơi bị huỷ hoại, chẳng còn lại gì. Nói cảnh đẹp Tây Hồ chắc hẳn còn bao hàm ý nói về con người từng sống ở đây, tức Tiểu Thanh. Cuộc đời con người này chẳng còn lại gì. Hiểu như vậy thì câu 1 liền ý với câu 2.

- Hai câu mở bài nói lên nỗi xót thương trước số phận Tiểu Thanh, tấm lòng đặc biệt thương người tài hoa bạc mệnh của tác giả.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác