Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 7 Chân trời bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Bằng việc kết nối tri thức lịch sử đã học và những kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, hãy trình bày sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc?

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến Nhà Thanh suy sụp là gì?

Câu 3: Nêu biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp dưới thời Minh - Thanh?


Câu 1: 

Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc: 

- Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng. Dưới thời nhà Tần các giai cấp mới được hình thành: 

+ Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ. 

+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh. 

- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện. 

- Nông dân nhận ruộng của địa chủ để cày cấy nhưng phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là tô ruộng đất, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập. 

Câu 2: 

Nguyên nhân Nhà Thanh suy sụp:

- Cuối thời nhà Thanh các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi đã làm cho nhà Thanh suy yếu dần. 

- Các nước phương Tây xâu xé Trung Quốc, dẫn đến sự suy sụp chế độ phong kiến nhà Thanh vào năm 1911. 

Câu 3: 

- Sự phát triển của thủ công nghiệp thời Minh - Thanh:

+ Xuất hiện những ngành nghề thủ công nổi tiếng: Dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,…

+ Các xưởng thủ công xuất hiện ngày càng nhiều ở thành thị.

+ Thời nhà Thanh, hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất cao, đông đảo người làm thuê đến.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác