Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 CTST bài 11: La Mã cổ đại
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Những đóng góp về văn hóa của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đối với nhân loại?
Câu 2: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế?
Câu 3: Dựa vào hiểu biết của em, nêu một số tư liệu về một số nhà khoa học và những tác phẩm nổi tiếng của họ ở thời cổ đại Hy Lạp và La Mã vẫn còn có giá trị đến ngày nay?
Câu 1:
- Ra đời muộn hơn, tiếp nhận những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông, các dân tộc Hy Lạp và La Mã đã xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình, nâng nó lên một trình độ cao:
+ Trước hết là chữ viết theo hệ chữ cái A, B, C do họ hoàn chỉnh, chính là chữ viết mà chúng ta đang dùng hiện nay.
+ Họ đã tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia làm 12 tháng. Đó là lịch dương mà chúng ta đang dùng ngày nay.
+ Nhiều định lí, công thức số học, hình học, vật lí, tích học, sử học, địa lí v.v... với những nhà bác học nổi tiếng: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét v.v... là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.
+ Bên cạnh đó, họ còn có nhiều thành tựu khoa học, văn học khác.
- Về lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã làm nên hàng loạt công trình nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng, kiến trúc vừa đẹp vừa mẫu mực, xứng đáng cho người đời sau học tập, thán phục, chiêm ngưỡng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở La Mã, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng Thần Vệ nữ Mi-lô...
Câu 2:
- Thuận lợi:
+ Hy Lạp và La Mã có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh, nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn, thuận lợi cho sự đi lại của tàu thuyền.
+ Vùng biển có nhiều đảo lớn, nhỏ nằm rải rác, tạo thành một hành lang, cầu nối giữa lục địa với các đảo và vùng Tiểu Á tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp phát triển.
- Khó khăn:
+ Địa hình ở hai bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a là đồi núi vừa hiểm trở, đi lại khó khăn, vừa ít đất trồng trọt, chủ yếu là đất đồi cứng, vì thế chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lưu niên như nho, cam, chanh, ô liu, v.v...
+ Lương thực chính của Hy Lạp và La Mã là lúa mì, phần lớn đều nhập từ bên ngoài.
Câu 3:
- Ta-lét (625 - 574 TCN), nhà triết học Hy Lạp, sinh ở Tiểu Á, là người sáng lập ra triết học Hy Lạp và được xem là một trong bảy nhà thông thái của Hy Lạp. Ta-lét nổi tiếng vì những hiểu biết của ông về thiên văn học, sau khi ông đã dự đoán nhật thực xuất hiện vào ngày 28 - 5 - 585 TCN. Ông cũng là người mở đầu cho hình học Hy Lạp.
- Pi-ta-go (580 - 500 TCN), là nhà toán học Hy Lạp, người đã thành lập ở Nam Ý một phong trào vào thế kỉ VI TCN nhấn mạnh đến việc nghiên cứu toán học như một phương tiện để tìm hiểu tất cả những mối quan hệ trong thế giới tự nhiên. Những người theo trường phái Pi-ta-go cho rằng Trái Đất là một khối cầu xoay quanh Mặt Trời. Pi-ta-go là người đầu tiên chỉ ra rằng: Tổng số các góc trong của các tam giác bằng 180°. Phương châm hành động và xử thế của ông là: Đừng nhắm mắt ngủ nếu chưa soát lại tất cả những việc đã làm trong ngày qua.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận