Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Lịch sử 6 CD bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu dành độc lập, tự chủ

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian đã cho sẵn dưới đây. Việc Lý Bí thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa lịch sử như thế nào? 

Thời gian

Sự kiện

Năm 542

 

Năm 544

 

Năm 550

 

Câu 2: Vì sao trong thế kỉ VIII nhân dân ta khởi nghĩa chống chế độ cai trị của nhà Đường?  

Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương từ tháng 5 - 545 đến năm 550 diễn ra như thế nào? Vì sao Triệu Quang Phục chọn đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến? 


Câu 1: 

Thời gian

Sự kiện

Năm 542

Lí Bí liên kết hào kiệt các châu lật đổ chế độ đô hộ của nhà Lương

Năm 544

Lí Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân

Năm 550

Cuộc kháng chiến chống quân Lương giành thắng lợi, Triệu Quang Phục lên ngôi vua

Câu 2: 

  • Tại vì:

- Sau khi nhà Đường thay thế nhà Lương cai trị nước ta, nhà Đường thực hiện chính sách cai trị hà khắc: 

+ Nhà Đường chia lại khu vực hành chính và đặt tên mới. 022 men nåb 

+ Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ và chia thành 12 châu. 

+ Nhà Đường nắm quyền cai trị đến các huyện, chỉ còn hương, xã do người Việt tự quản. 

- Nhà Đường thi hành chính sách thuế khóa và lao dịch nặng nề: 

+ Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, cống nạp các thứ quý hiếm: vàng bạc, ngà voi, ngọc trai... 

+ Bọn thống trị vơ vét đến cùng kiệt tài nguyên của nước ta, chúng bắt nhân dân cống nộp cả quả vải. 

  • Tóm tắt các cuộc khởi nghĩa: 

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan: 

+ Năm 713, Mai Thúc Loan phát động cuộc khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu. Tại đây, ông cho xây thành Vạn An (Văn Diên, Nam Đàn, Nghệ An) và xưng là Mai Hắc Đế. 

+ Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút hàng chục vạn người ở khắp các vùng miền tham gia. Trên đà thắng lợi, nghĩa quân Mai Thúc Loan tiến ra Bắc, đánh và làm chủ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). 

+ Năm 722, nhà Đường đưa quân sang đàn áp, khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại. 

- Khởi nghĩa Phùng Hưng: 

+ Tiếp sau cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng cùng em trai tập hợp quân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ thành Tống Bình. 

+ Sau khi chiếm được Tống Bình, sắp đặt việc cai trị thì Phùng Hưng qua đời. Con ông Phùng An lên nối nghiệp và tôn ông là “Bố Cái đại vương”. 

+ Cuối thế kỉ VIII, nhà Đường đưa quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa kết thúc. 

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là sự nối tiếp truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt. Mặc dù thất bại, các cuộc khởi nghĩa đó đã cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X. 

Câu 3: 

  • Cuộc kháng chiến 

- Tháng 5 - 545, nhà Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy bộ tấn công nước ta. 

- Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục

- Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến. 

- Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục xưng vương (Triệu Việt Vương).

  • Tại vì:

- Triệu Quang Phục là người vùng Chu Diên, rất thông thạo thủy thổ vùng này và cả vùng Giao Châu.

- Ông đã phát hiện những ưu điểm của vùng Dạ Trạch (đầm lầy, rộng mênh mông, lau sậy um tùm...) rất lợi hại cho cuộc chiến tranh du kích và phát triển lực lượng để tiếp tục kháng chiến chống quân Lương xâm lược. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo