Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 6 CD bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu dành độc lập, tự chủ

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa lịch sử gì? 

Câu 2: Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. 

Câu 3: Hãy nêu các biện pháp thực hiện chính sách cai trị nước ta của triều Ngô đầu thế kỉ III? 

Câu 4: Khởi nghĩa bà Triệu có kết quả như thế nào? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa bà Triệu. 

Câu 5: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã có thay đổi gì về bộ máy cai trị so với trước? Nhận xét gì về sự thay đổi này? 


Câu 1:

Ý nghĩa lịch sử:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta. 

- Nêu cao tinh thần anh dũng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. 

Câu 2: 

Tình hình Âu Lạc sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

- Khởi nghĩa thắng lợi. Đất nước được hoàn toàn giải phóng. Bà Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương). 

- Trưng Vương đã chọn Mê Linh làm kinh đô, phong chức cho người có công và lập lại chính quyền, xoá bỏ pháp luật hà khắc cùng các thứ thuế và lao dịch nặng nề của chế độ đô hộ. 

- Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán nổi giận, hạ lệnh khẩn trương chuẩn bị xe thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ đường sá, tích trữ lương thực để đàn áp nghĩa quân.

Câu 3: 

Biện pháp thực hiện: 

- Chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ). 

- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện. 

- Dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, chia rẽ nội bộ nhân dân ta để gây đàn áp những cuộc đấu tranh chống lại chúng. 

- Bắt hàng nghìn thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc

- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ cống rất nặng nề. Dồn nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. 

- Đưa nhiều người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, du nhập phong phong tục, tập quán, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.

- Kìm hãm kinh tế nước ta bằng cách độc quyền về sắt và ngoại thương.

Câu 4: 

  • Kết quả: 

- Khởi nghĩa thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược. Tuy nhiên quy n mô của cuộc khởi nghĩa còn nhỏ, lực lượng mỏng và chưa lôi kéo được sự góp sức nên khởi nghĩa thất bại 

  • Ý nghĩa: 

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng. 

- Cuộc khởi nghĩa trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta suốt thế kỉ III - V. 

Câu 5: 

  • Những thay đổi về chính sách cai trị: 

- Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp huyện. 

- Bộ máy cai trị đã có sự thay đổi khác trước: 

+ Thời Triệu Đà, các Lạc tướng là người Việt vẫn nắm quyền cai trị dân các huyện 

+ Đến thời nhà Hán, các Huyện lệnh là người Hán trực tiếp cai quản các huyện. 

  • Nhận xét: 

- Việc thay đổi, đưa người Hán trực tiếp cai quản các huyện thay cho người Việt, nhằm loại bỏ người Việt ra khỏi bộ máy cai trị để chúng dễ bề áp bức, bóc lột nhân dân ta. 

- Đây cũng là mưu đồ trong việc thôn tính vĩnh viễn nước ta của nhà Hán, thực hiện chính sách đồng hoá, dần dần “Hán hoá” dân tộc ta.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều