Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu không? Giải thích vì sao và lấy ví dụ cụ thể.

Câu 2: Địa hình Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến sông ngòi?

Câu 3: Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.


Câu 1:

Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.

- Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000 mm/năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.

- Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.

- Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.

Câu 2:

- Đồi núi bị cắt xẻ, núi lan ra biển, lãnh thổ hẹp ngang nên sông nhỏ:

+ Sông nhỏ, ngắn.

+ Đồi núi nước ta bị cắt xẻ mạnh, lại có một số núi lan ra sát biển kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông ở nước ta là những sông nhỏ, ngắn, có diện tích lưu vực dưới 500km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các sông này đa số nằm ở vùng biển, có tới 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của cả nước.

- Đồi núi bị cắt xẻ, sườn dốc, quá trình xâm lược diễn ra mạnh:

+ Tổng lượng phù sa hàng năm của sông lớn.

+ Ở vùng đồi núi nước ta, quá trình xâm thực, bào mòn bề mặt địa hình diễn ra mạnh. Sông lại bắt nguồn từ vùng đồi núi nên đã mang theo một lượng đất đá lớn, làm cho sông ngòi nước ta giàu phù sa, bình quân đạt khoảng 200 triệu tấn/ năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm 60%; sông Mê Công 70 triệu tấn/ năm, chiếm 35%. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện cho đồng bằng mở rộng ra phía biển.

- Theo hướng cấu trúc địa hình (Tây Bắc – Đông Nam, Vòng cung)

+  Sông chảy theo hướng núi.

+ Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phần lớn các sông ngòi ở nước ta chảy theo hướng tây bắc – đông nam, tiêu biểu như: sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình,… Bên cạnh đó, nước ta còn có các khu vực đồi núi có hướng vòng cung nên tạo ra mạng lưới sông có dạng hình nan quạt, khả năng tập trung nước rất nhanh. Điển hình như: sông Thao, sông Đà, sông Lô gặp nhau ở Việt Trì.

- Địa hình có tính phân bậc, tương phản giữa đồng bằng và miền núi:

+ Sông có dự thay đổi: khúc êm đềm – khúc dữ dội.

+ Địa hình nước ta có sự tương phản giữa miền núi và đồng bằng, lại có tính phân bậc rõ rệt nên sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi đi từ thượng lưu về phía hạ lưu; trên một dòng sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, sông đào lòng dữ dội.

Câu 3:

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

+ Trong môi trường nóng, ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi, bồi tụ các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại…

+ Tạo nên các dạng địa hình độc đáo như Cacxtơ nhiệt đới…

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Tác động trực tiếp, thường xuyên tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước…

+ Tác động gián tiếp: chặt phá rừng lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy, xây dựng các công trình…cũng là nguyên nhân làm địa hình biến đổi mạnh mẽ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác