Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: So sánh hướng dòng chảy của sông ngòi khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Giải thích nguyên nhân.
Câu 2: Nêu những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?
Câu 3: Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta.
Câu 4: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình và sông ngòi nước ta.
Câu 5: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu đối với sự phát triển kinh tế.
Câu 1:
- So sánh:
+ Khu vực Tây Bắc: sông ngòi chảy theo hướng tây bắc - đông nam;
+ Khu vực Đông Bắc: sông ngòi chảy theo hướng vòng cung
- Nguyên nhân: giữa khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có sự khác nhau về hướng nghiêng của địa hình.
Câu 2:
Đặc điểm chính của địa hình vùng Tây Bắc:
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam:
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông cả. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
- Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
- Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...
Ánh hưởng của địa hình vùng Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu của vùng:
- Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.
- Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.
Câu 3:
Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Thuận lợi:
- Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.
+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Đối với nông, lâm nghiệp:
+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.
+ Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
- Đốì với du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng,...).
Ảnh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên
- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là cảnh quan chiếm ưu thế.
- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều Đông - Tây,...
Câu 4:
Ảnh hưởng đến địa hình:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.
- Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất đai dễ bị xói mòn, quá trình xâm thực địa hình diễn ra mạnh; nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình cácxtơ độc đáo với các hang động, suối cạn, thung khô.
Ảnh hưởng đến sông ngòi:
- Lượng mưa lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước.
- Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến theo mùa, theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.
Câu 5:
+ Diện tích biển rông, đường bờ biển dài cùng hệ sinh thái biển và cùng phong phú và đa dạng thuận lợi cho nước ta khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Độ mặn nước biển tương đối cao, thuận lợi cho nghề làm muối biển.
+ Thềm lục địa có trữ lượn dầu mỏ lớn, giúp nước ta khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ.
+ Ngoài ra, ven biển còn có một số các loại khoáng sản quý hiếm như Titan, phục vụ cho các ngành công nghiệp luyện kim.
Bình luận