Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 8 chân trời bài 2: Đặc điểm địa hình
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?
- Địa hình các tơ.
- Địa hình cao nguyên badan.
- Địa hình đồng bằng phù sa mới.
- Địa hình đê sông, đê biển
Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long?Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam?
Câu 4: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vùng đồi núi nước ta.
Câu 1:
- Địa hình các tơ nhiệt đới:
+ Địa hình này ở nước ta chiếm 50000km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có nhiều thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá: CaCO3 + H2CO3 → Ca(HCO3)2
+ Sự hòa tan đá vôi ở nhiệt độ vùng nhiệt đới như nước xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình các tơ ở nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hoạt động có những hình thù kì lạ.
- Địa hình cao nguyên badan:
+ Các cao nguyên badan ở Việt Nam hình thành vào đại Tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.
+ Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ… Tổng diện tích ba dan tới hơn 20000km2.
- Địa hình đồng bằng phù sa mới:
+ Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào đại Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.
+ Lớp trầm tích phù sa có thể dày từ 5000 - 6000m.
+ Tổng diện tích các đồng bằng là 70000km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 40000km2. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm hecta mỗi năm.
- Địa hình đê sông, đê biển:
+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng, sông Thái Bình,… để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các ô trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn, chống xâm thực của thủy triều…
Câu 2:
| Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Khác nhau | Diện tích 40000km2 | Diện tích 15000km2 |
Có hệ thống đê điều, còn nhiều ô trũng | Không có đê, có nhiều vùng trũng ngập úng sâu và khó thoát nước | |
Những vùng trong đê không được bồi đắp hằng năm | Hằng năm vẫn được bồi đắp | |
Giống nhau | Đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp | |
Chịu sự can thiệp của con người |
Câu 3:
- Thuận lợi:
+ Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.
+ Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
+ Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.
+ Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...).
+ Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...
- Khó khăn:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. + Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất.
+ Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
+ Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.
+ Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.
Câu 4:
- Thuận lợi:
+ Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh: đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh: boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
+ Rừng, đất trồng: rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
+ Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực.
+ Thủy năng: sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
- Hạn chế:
+ Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế - xã hội.
+ Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông.
+ Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn.
+ Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét, xói mòn... các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...
Bình luận