Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.

Câu 2: Chứng minh rằng nước ta có sự giàu có về thành phần loài sinh vật và sự đa dạng về hệ sinh thái.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta.

Câu 4: Lý giải những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta.


Câu 1:

- Năm 1943, Việt Nam có 14.3 triệu ha rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh); đến năm 1983, diện tích rừng giảm xuống còn 7.2 triệu ha; đến năm 2021, tuy diện tích rừng đã tăng lên, đạt 14.8 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh và rừng trồng mới.

- Số lượng các cá thể, các loài sinh vật ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Nhiều loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt, như: đinh, lim, sến, táu,… nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Câu 2:

- Sự giàu có về thành phần loài sinh vật:

+ Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật.

+ Có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”. 

- Sự đa dạng về hệ sinh thái:

+ Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

+ Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

+ Vùng đồi núi phát triển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến thể: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao. 

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 3: 

Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng ở nước ta là:

- Bảo vệ nguồn lợi rừng.

- Bảo vệ môi trường:

+ Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ nơi sống của động vật hoang dã.

+ Chống xói mòn đất; điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

+ Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

- Đối với sự phát triển kinh tế -  xã hội:

+ Tạo cơ sở để phát triển ngành khai thác rừng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; tạo nguồn sống cho đồng bào các dân tộc miền núi.

+ Bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi; bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.

Câu 4: 

- Môi trường sống thuận lợi:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn, ánh sáng dồi dào, độ ẩm lớn (>80%), lượng mưa dồi dào (1500 - 2000mm).

+ Đất: đất feralit vụn bở, độ phì cao; đất phù sa màu mỡ,...

- Ngoài các loài sinh vật bản địa (chiếm khoảng hơn 50%), nước ta còn là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều luồng sinh vật di cư tới như Trung Hoa, Hi-ma-lay-a, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ, Mi-an-ma.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác