Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 chân trời bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
Câu 2: Trình bày những nét đặc trưng của sinh vật nước ta.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân và biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.
Câu 4: Nêu các kiểu hệ sinh thái ở Việt Nam.
Câu 1:
Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam là:
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
Câu 2:
* Đa dạng về thành phần loài:
- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
- Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20.000 loài thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…
* Đa dạng về nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.
* Đa dạng về hệ sinh thái:
- Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn:
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích, bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,...
+ Ở một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,...
- Trong hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn điển hình ở các vùng ven biển, cửa sông là rừng ngập mặn; ở các độ sâu khác nhau lại chia thành các vùng nước với nhiều loài sinh vật biển.
+ Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,...
- Các hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Được hình thành do hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người.
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 3:
Nguyên nhân:
- Do tự nhiên:
+ Các yếu tố tự nhiên là thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,.. gây ra bất lợi cho sinh vật.
- Do con người:
+ Nạn phá rừng, khai thác gỗ lấy đất canh tác nông nghiệp, du canh du cư,...
+ Mua bán động vật hoang dã.
+ Xây dựng đô thị hóa.
+ Sử dụng thuốc trừ sâu nhiều.
+ Đánh bắt thủy hải sản.
Biện pháp:
- Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học ở nước ta.
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia.
- Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển.
- Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng.
- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động - thực vật quý hiếm để đảm bảo số lượng cá thể mối loài.
- Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu dân cư.
- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài động - thực vật quý hiếm đặc biệt.
- Nâng cao ý thức của người dân.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi của con người để cùng tham gia bảo vệ rừng.
- Tích cực trồng cây để bảo vệ môi trường.
Câu 4:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:
+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).
+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
+ Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
+ Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).
- Hệ sinh thái rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi phân bố ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Hệ sinh thái nông - lâm nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi: đồng ruộng, vườn làng, ao hồ, sông.
- Hệ sinh thái là các khu bảo tồn thiên nhiên và quốc gia.
Bình luận