Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 8 chân trời bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chứng minh tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

Câu 2: Chứng minh vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch ở một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

Câu 3: Các hoạt động sản xuất và hoạt động con người ảnh hưởng đến tài nguyên đất như thế nào?

Câu 4: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Câu 5: Cho ví dụ để chứng minh mối quan hệ của sông ngòi nước ta với các nhân tố tự nhiên.


Câu 1: 

Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồn:

 - Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt của người dân…

 - Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Câu 2:

Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt:

- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 180C đến 19oC; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.

 => Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Câu 3:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc thù là sử dụng nguồn nước tập trung với lưu lượng lớn. Việc sử dụng lượng nước lớn dễ gây tình trạng khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiện nguồn nước ở những khu vực nhất định. Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra lượng lớn nước thải công nghiệp, lượng nước thải và chất thải này thường chưa qua xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn, được thải trực tiếp vào các nguồn nước mặt, hoặc ngấm qua đất tới các mạch nước ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên nước.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản hiện cũng gây ảnh hưởng xấu tới tài nguyên nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hóa học quá giới hạn cho phép… Hoạt động du lịch, giải trí, giao thông đường thủy cũng gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ nhất định do việc xả chất thải từ các phương tiện giao thông khách du lịch xả rác trực tiếp vào nguồn nước.

- Sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng tới chất lượng, trữ lượng nước ở rất nhiều khía cạnh. Việc khai thác nước ngầm quá mức, dẫn tới cạn kiệt nguồn nước, gây sụt, lún đất. Việc xả thải chất thải sinh hoạt không vừa xử lí vào các nguồn nước mặt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước

Câu 4:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng Đông Bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía Nam, gió Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chắn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

- Gió mùa mùa hạ:

+ Vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

Hệ quả

- Tạo ra sự phân mùa của khí hậu. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Câu 5:

- Địa chất, địa hình quyết định độ dốc lòng sông, hướng chảy và tốc độ dòng chảy cũng như hình dạng mạng lưới sông (dạng lông chim, dạng nan quạt, dạng cành cây), dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm.

- Khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ) quyết định lưu lượng nước, mùa nước, tính liên tục của dòng chảy (thường xuyên hay tạm thời).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác