Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 8 chân trời bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Ảnh hưởng của cơn bão số 7 vào ngày 11/10/2022 đã gây thiệt hại như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp tại Hải Dương?
Câu 2: Khí hậu Sa Pa ảnh hưởng như thế nào đối với du lịch Sa Pa?
Câu 3: Trình bày những bất cập về hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay.
Câu 4: Những nguyên nhân nào làm cho nguồn nước sông của nước ta bị ô nhiễm? Để dòng sông không bị ô nhiễm, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 1:
Ảnh hưởng của mưa lớn đến sản xuất nông nghiệp tại một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương.
- Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, ngày 11/10/2022, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp:
+ Tại huyện Bình Giang, có hơn 500ha lúa bị đổ, chủ yếu là lúa nếp ở các xã Thúc Kháng, Long Xuyên và Thái Hòa và hơn 80ha cây vụ đông mới trồng bị ảnh hưởng do mưa úng.
+ Tại huyện Gia Lộc, ghi nhận hơn 450ha lúa mùa đã bị đổ và khoảng 1.100ha rau màu bị ảnh hưởng do mưa úng.
+ Tại huyện Nam Sách cũng có khoảng 96ha rau màu bị ngập úng, trong đó có khoảng 38ha có nguy cơ bị thiệt hại nặng, tập trung ở các xã Thái Tân và Minh Tân.
Câu 2:
Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,4oC; nhiệt độ trung bình từ 18 - 20oC vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120C.
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 33oC vào tháng 4, ở các vùng thấp. + Nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 1 là oC (có những năm xuống tới âm 3, oC C).
+ Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm. - Nắng:
+ Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ.
+ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ. - Độ ẩm:
+ Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90%.
+ Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.
- Lượng mưa:
+ Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn.
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng.
+ Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3, 4 và không thường xuyên trong các năm.
- Gió:
+ Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa: mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.
+ Ngoài ra Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quý Hồ (gió địa phương) khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
- Giông: hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
- Sương:
+ Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày.
+ Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Nhận xét chung:
+ Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp.
+ Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Câu 3:
- Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3. Hiện nay, nước ta với tồng chiều dài các sông và kênh khoảng 40000km, đã đưa và khai thác vận tải 1500km, trong đó quản lý trên 800km, có những sông suối tự nhiên, thác nước,… được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch.
- Về nước mặt, nước lợ thì hiện nay mới sử dụng khoảng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt. Việt Nam có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu mét khối/ ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu mét khối/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu mét khối/ngày. Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do tốc độ tăng dân số nhanh và đô thị hóa. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư đang gây ô nhiễm trầm trọng ở các đô thị.
- Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm hoạt động chưa hiệu quả, các hoạt động chặt phá rừng, tác động của biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng… đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng. Chất lượng nước ở vùng hạ lưu của các con sống chính bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là các con sông ở trong thành phố. Lụt lội xảy ra, cuốn theo các chất độc hại, hóa chất dù đã được bảo quản trước đo, cuốn theo các loại rác thải,… từ đó làm mất sự trong sạch của nguồn nước. Việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, sử dụng hóa chất quá nhiều, thiếu quy hoạch, không tuân theo các tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật đã gây tác động tiêu cực, tác động trực tiếp tới môi trường nước. Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng quá nhiều, quá mức cho phép các loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm… Môi trường nước ở khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải trong hoạt động sản xuất. Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần và các chất khác vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề.
- Mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn thiếu đồng bộ và việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Câu 4:
- Những nguyên nhân làm cho nguồn nước sông bị ô nhiễm
+ Sông ngòi thường bắt nguồn từ miền núi chảy về đồng bằng, sau đó đổ nước ra biển.
+ Miền núi là đầu nguồn nước, do rừng cây ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc,...
+ Ở các vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, có rất nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm nặng 11C bởi rác thải và các chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông.
- Một số biện pháp để dòng sông không bị ô nhiễm
+ Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn các sông và thảm thực vật trong lưu vực sông.
+ Xử lí tốt nguồn chất thải, nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi đưa vào sông, hồ,...
+ Khai thác hợp lí, bền vững các giá trị kinh tế của sông ngòi.
Bình luận