Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 8 cánh diều bài 2: Địa hình Việt Nam

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta (xét chủ yếu trên đất liền) chịu tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn chính.

Câu 2: Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 3: Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi. Vì sao?

Câu 4: Chứng minh rằng địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.

Câu 5: Chứng minh rằng sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta (xét chủ yếu trên đất liền) chịu tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn chính.


Câu 1: 

- Sự hình thành nền móng địa hình ban đầu vào Tiền Cambri.

- Sự ổn định và mở rộng lãnh thổ của giai đoạn cổ kiến tạo. Hình thành những đường nét cơ bản của địa hình chung.

- Sự san bằng địa hình (quá trình bán bình nguyên hóa) vào thời kì trước vận động Tân kiến tạo.

- Sự nâng cao địa hình vào Tân kiến tạo do vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại và kéo dài tới ngày nay. Tân kiến tạo diễn ra thành nhiều đợt (chu kì) và có cường độ không đồng đều giữa các khu vực.

- Sự cắt xẻ, xâm thực của ngoại lực nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo nên các dạng địa hình hiện tại.

- Sự tác động của con người ngày càng mạnh mẽ tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước.

Câu 2:

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

+ Trong môi trường nóng, ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi, bồi tụ các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại…

+ Tạo nên các dạng địa hình độc đáo như Cacxtơ nhiệt đới…

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Tác động trực tiếp, thường xuyên tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước…

+ Tác động gián tiếp: chặt phá rừng lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy, xây dựng các công trình…cũng là nguyên nhân làm địa hình biến đổi mạnh mẽ.

Câu 3:      

Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì:

- Đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất. Ngay ở đồng bằng châu thổ ta cũng bắt gặp các đồi núi sót nhô cao trên mặt đồng bằng (núi Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, sầm Sơn, Bà Đen, Bảy Núi,...).

- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao tự nhiên theo địa hình (đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới núi trung bình, đai ôn đới núi cao,...).

- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội. Vùng đồi núi có những thế mạnh riêng về kinh tế, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái,... nhưng đồi núi cũng có nhiều khó khăn ưu ngại về đầu tư phát triển kinh tế, về giao thông vận tải,... Do vậy miền đồi núi nước ta vẫn còn là vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống vất vả hơn so với các vùng khác.

Câu 4:

- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại:

+ Sự nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn tạo nên các dãy núi trẻ có độ cao lớn, điển hình là Hoàng Liên Sơn.

+ Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra các thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng, điển hình là thung lũng sông Đà.

+ Địa hình cao nguyên badan núi lửa trẻ với các đứt gãy sâu tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

+ Sự sụt lún sâu tại một số khu vực để hình thành các đồng bằng trẻ của sông Hồng, sông Cửu Long và khu vực vịnh Hạ Long.

- Tính phân bậc của địa hình:

+ Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa,...

+ Trong từng bậc địa hình lớn như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc địa hình nhỏ như: các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,...

Câu 5: 

Sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta (xét chủ yếu trên đất liền) chịu tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn chính vì:

- Sự hình thành nền móng địa hình ban đầu vào Tiền Cambri.

- Sự ổn định và mở rộng lãnh thổ của giai đoạn cổ kiến tạo. Hình thành những đường nét cơ bản của địa hình chung.

- Sự san bằng địa hình (quá trình bán bình nguyên hóa) vào thời kì trước vận động Tân kiến tạo.

- Sự nâng cao địa hình vào Tân kiến tạo do vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại và kéo dài tới ngày nay. Tân kiến tạo diễn ra thành nhiều đợt (chu kì) và có cường độ không đồng đều giữa các khu vực.

- Sự cắt xẻ, xâm thực của ngoại lực nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo nên các dạng địa hình hiện tại.

- Sự tác động của con người ngày càng mạnh mẽ tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác