Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 8 cánh diều bài 2: Địa hình Việt Nam
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình của các khu vực đồi núi ở nước ta.
Câu 3: Trình bày đặc điểm địa hình của các khu vực đồng bằng ở nước ta.
Câu 4: Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực bờ biển và thềm lục địa ở nước ta.
Câu 1:
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:
+ Địa hình đồi núi chiếm ưu thế.
+ Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.
Câu 2:
Khu vực Đông Bắc:
- Phạm vi: nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
- Đặc điểm:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Hướng vòng cung. Gồm 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Đông Triều chụm lại ở Tam Đảo và mở rộng ra phía Bắc.
+ Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam.
+ Địa hình cat-xtơ chiếm phần lớn diện tích. Nhiều khối núi đá vôi đồ sộ như Hà Giang, Cao Bằng.
+ Một số dãy núi có độ cao trên 2000m: Tây Côn Lĩnh (2419m), Kiều Liêu Ti (2402m),…
Khu vực Tây Bắc:
- Phạm vi: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Đặc điểm:
+ Chủ yếu là những dãy núi cao, núi trung bình. Bao gồm có nhiều dãy núi cao đồ sộ như dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh núi Phan-xi-păng được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
+ Nhiều các núi cao trên 2000m như: Pu-ta-leng (3096m); Phu-luông (2985m),… Các dãy núi cao dọc biên giới Việt-Lào và các cao nguyên: Tả Phìn, Sơn La,…
+ Hướng: Tây Bắc - Đông Nam.
Khu vực Trường Sơn Bắc:
- Phạm vi: Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
- Đặc điểm:
+ Chủ yếu là các dãy núi trung bình và thấp, chạy song song và so le nhau,
+ Hướng: tây bắc - đông nam và tây - đông.
+ Sườn tây rộng thoải, sườn đông hẹp và dốc.
Khu vực Trường Sơn Na:
- Phạm vi: Nằm ở phía Nam dãy Bạch Mã.
- Đặc điểm: Dãy núi hình khối như Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ với một số đỉnh trên 2000m: Ngọc Linh (2598m), Chư Yang Sin (2405m),..
Câu 3:
Đồng bằng sông Hồng:
- Diện tích: 15 000 km2
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc: được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. + Độ cao: khoảng 2 - 4m
+ Trong đồng bằng có nhiều đồi núi sót, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng; còn hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.
Đồng bằng sông Cửu Long:
- Diện tích: 40 000 km2
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc: Được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Mê Công.
+ Độ cao: Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. + Trong đồng bằng còn có nhiều ô trũng lớn, ngập nước hằng năm và ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều.
Các đồng bằng ven biển miền Trung:
- Diện tích: 15 000 km2
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc: được sự bồi đắp phù sa của biển.
+ Đồng bằng hẹp nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây đông.
Câu 4:
- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...
- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.
Bình luận