Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 CD bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Giải thích tại sao nhiệt độ trong tầng đối lưu, càng lên cao càng giảm?
Câu 2: Ở xích đạo và ở cực có sự khác nhau về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt. Giải thích tại sao?
Câu 3: Nêu các nguồn gây ô nhiễm khí quyển?
Câu 4: Nêu các biện pháp để phòng ngừa nạn ô nhiễm khí quyển?
Câu 5: Không khí có những tác động tiêu cực nào?
Câu 6: Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Giải thích tại sao?
Câu 7: Tầng đối lưu có vai trò như thế nào đối với sự sống?
Câu 1:
Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nên nhiệt độ không khí càng giảm. Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,…) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làm nhiệt độ giảm.
Câu 2:
- Nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt độ năm, biên độ nhiệt độ ngày đêm) ở Xích đạo và cực khác nhau do tác động của lượng bức xạ mặt trời, thời gian chiếu sáng và tính chất của bề mặt đệm. - Ở Xích đạo:
+ Góc nhập xạ lớn, hai lần mặt trời lên thiên đỉnh, lượng bức xạ mặt trời lớn nên nhiệt độ trung năm cao. bình
+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm nhỏ, thời gian chiếu sáng bằng nhau giữa hai mùa (ngày đêm luôn bằng nhau) nên biên độ nhiệt độ năm nhỏ.
+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn, ban đêm bức xạ nhiệt mạnh nên biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.
- Ở cực:
+ Góc nhập xạ nhỏ, lượng bức xạ mặt trời nhỏ nên nhiệt độ trung bình năm thấp.
+ Chênh lệch nhiệt lượng bức xạ mặt trời trong năm rất lớn, thời gian chiếu sáng giữa hai mùa rất lớn (6 tháng ngày, 6 tháng đêm).
+ Ban ngày nhận được lượng nhiệt mặt trời nhỏ, ban đêm không có bức xạ mặt trời nên biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ.
Câu 3:
* Nguồn gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm tự nhiên (do các hiện tượng tự nhiên gây ra):
+ Núi lửa phun trào đưa vào khí quyển nhiều tro bụi.
+ Gió mạnh cuốn theo bụi, đất đá, xác thực vật vụn... bay vào khí quyển.
+ Các quá trình thối rữa xác động, thực vật trong tự nhiên cũng thải ra các chất khí độc hại vào khí quyển.
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo (do các hoạt động kinh tế của con người gây nên):
+ Nguồn ô nhiễm từ công nghiệp: khói các nhà máy thải vào không khí nhiều chất độc hại (CO2, NO,...) hoặc quá trình bốc hơi, rò rỉ từ dây chuyền sản xuất.
+ Nguồn ô nhiễm từ nông nghiệp: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...
+ Nguồn ô nhiễm từ giao thông vận tải: khí thải từ hoạt động của các động cơ xe, tàu biển,... đặc biệt là khí thải từ hoạt động của các máy bay đã gây tổn hại tầng ô dân.
+ Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người: đun nấu bằng bếp củi, than, dầu hỏa,..; sử dụng các chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng, thuốc xịt phòng.
Câu 4:
Các biện pháp phòng ngừa nạn ô nhiễm khí quyển:
- Có biện pháp quản lí và kiểm soát chất lượng môi trường không khí bằng pháp luật, bằng tiêu chuẩn chất lượng về môi trường,...
- Khai thác hợp lí đi đối với việc bảo vệ rừng và trồng thêm rừng mới.
- Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải trở lại khí quyển
- Thay thế dần các động cơ sử dụng nhiều nhiên liệu xăng, dầu bằng các động cơ sử dụng các nguồn năng lượng mới, ít gây ô nhiễm môi trường như năng lượng điện, năng lượng Mặt Trời,...
- Chống chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân, chiến tranh hóa học.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường.
Câu 5:
– Đối với sức khỏe con người: gây các bệnh về da, đường hô hấp.
- Đối với động, thực vật và các công trình xây dựng:
+ Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
+ Gây nên các hiện tượng ăn mòn, nứt nẻ, mất màu. đối với các công trình xây dựng.
Câu 6:
Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm là do:
- Các tia bức xạ mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất làm cho mặt đất nóng lên (bề mặt đất nhận được 47% lượng bức xạ mặt trời); sau đó, mặt đất sẽ bức xạ ngược trở lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên. Mặc dù không khí nóng lên còn nhờ vào việc tiếp nhận trực tiếp một phần bức xạ mặt trời nhưng truyền nhiệt từ mặt đất có tác dụng rất lớn, nhiệt đưa lên từ mặt đất lớn hơn 400 lần so với bức xạ.
- Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nên nhiệt độ không khí càng giảm. Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,...) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làm nhiệt độ giảm nhất và tháng thấp nhất ở mỗi bán cầu.
Câu 7:
Vai trò của tầng đối lưu đối với sự sống:
- Là môi trường sinh sống chủ yếu của đa số các loài sinh vật trên Trái Đất.
- Tập trung phần lớn lượng hơi nước (3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4km trở xuống) có tác dụng giữ tới 60% lượng nhiệt Trái Đất hấp thụ từ Mặt Trời và tỏa vào không khí, giúp ban đêm đỡ lạnh. thành những
- Chỉ chiếm 0,33% khí CO, trong thành phần không khí, nhưng chúng đã giữ lại tới 18% lượng nhiệt bề mặt Trái Đất tỏa vào không gian.
- Các phần tử vật chất rắn như: tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,.. trong tầng đối lưu có tác dụng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh; đồng thời chúng còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh tạo thành sương mù, mây, mưa,... Do vậy, mà các phần tử rắn này cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng đối lưu giảm theo độ cao.
Bình luận