Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 chân trời bài 7: Bồng chanh đỏ
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Em đã bao giờ trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích như nhân vật Hoài hay chưa?
Câu 2: Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật? Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu để trả lời câu hỏi này.
Câu 1:
Em có thể tham khảo gợi ý sau:
Giống như nhân vật Hoài, em đã từng trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích. Cảm giác ấy đến với em khi em phải nhường lại cho em gái món đồ chơi mà mình vô cùng giữ gìn và yêu quý. Lúc đó, em rất buồn nhưng nghĩ đến khuôn mặt rạng rỡ của em gái khi được nhận món đồ chơi đó, em liền vui trở lại và cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” cũng dần qua đi.
Câu 2:
Em có thể tham khảo đoạn văn sau:
Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện đã để lại cho em rất nhiều suy nghĩ sâu sắc về cách ứng xử của con người với loài vật. Hai anh em Hiền và Hoài rất yêu thích các loài chim. Một hôm, hai anh em Hiền và Hoài nhìn thấy một đôi chim bồng chanh đỏ. Vì niềm khao khát muốn có được chim bồng chanh đỏ đó nên Hiền và Hoài đã có ý định bắt đôi bồng chanh đỏ này về nuôi. Hai anh em Hiền và Hoài vất vả mãi, cuối cùng Hiền cũng bắt được một chú bồng chanh đỏ, tuy nhiên cuối cùng trong ánh nhìn tiếc nuối của Hoài, Hiền đã thả chú bồng chanh đỏ đó lại tổ. Có lẽ, sau lần ấy, Hiền và Hoài đều đã học được một bài học về tình yêu đó là khi yêu một điều gì đó, phải làm cho nó hạnh phúc chứ không phải chiếm hữu nó cho riêng mình. Câu chuyện của hai anh em Hoài cùng với lời nhắn nhủ của chú bé Hoài ở cuối truyện đã gửi gắm đến bạn đọc cách ứng xử của con người với loài vật: Chúng ta hãy biết yêu thương loài vật và hãy nhớ, yêu thương là phải làm cho thứ mà ta yêu quý được phát triển, chứ không phải chiếm lấy cho riêng mình.
Bình luận