Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Chiếu dời đô

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu ý nghĩa lịch sử của việc Lý Công Uẩn dời đô.

Câu 2: Tại sao các văn bản như “Chiếu dời đô”, “Bình Ngô đại cáo”, “Hịch tướng sĩ” lại thường viện dẫn thông tin, sự kiện lịch sử nổi bật từ sử sách Trung Quốc?


Câu 1: 

Tham khảo:

          Việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Điều đó đã được chứng minh bằng thực tiễn lịch sử phát triển của kinh đô Thăng Long nói riêng và các triều đại phong kiến nói chung. Khi xưa, hai nhà Đinh, Lê không có đủ khả năng, phải đóng đô ở một nơi không thuận tiện, gặp nhiều khó khăn trong phát triển đất nước, khiến cho vận số ngắn ngủi. Nhưng nay, kinh đô đã được dời đến thành Đại La, một nơi có “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, đúng như vua Lý Thái Tổ đã nói: “Xem khắp nước Việt ta, chỉ có nơi này là thắng địa; thật là nơi tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là chốn kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” Nhìn nhận từ hiện tại, ý nghĩa lịch sử của sự kiện này còn giá trị đến tận ngày nay.

Câu 2: 

- Cần chú ý những nét tâm lí đặc thù của con người thời trung đại: noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời. Người trung đại coi thời hoàng kim là thời đã qua, khuôn mẫu được làm bởi tiền nhân, nên thường trích dẫn điển tích, điển cố. Việc Lí Thái Tổ dẫn sử sách Trung Quốc, nói đến mệnh trời trong Chiếu dời đô là một nét tâm lí thường tình của con người thời ấy. Cần hiểu "mệnh trời" ở Chiếu dời đô như quy luật khách quan.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác