Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Chiếu dời đô

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Chiếu dời đô” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Lý Công Uẩn.

Câu 3: Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Lấy dẫn chứng từ “Chiếu dời đô” để làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản đó.

Câu 4: Bài “Chiếu dời đô” viết về sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?


Câu 1: 

- Tác giả: Lý Công Uẩn

- Thể loại: Chiếu

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Hoàn cảnh ra đời: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).

- Nội dung: Văn bản là bài lập luận của vua Lý Thái Tổ với mục đích chứng minh việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La là cần thiết.

Câu 2: 

- Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

- Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.

- Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngoạ Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

- Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.

Câu 3: 

Đặc điểm của thể chiếu

Dẫn chứng từ “Chiếu dời đô”

- Chức năng của chiếu là ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân, yêu cầu thần dân thực hiện.

- Vua Lí Thái Tổ ban bố mệnh lệnh cho các quan và thần dân về việc dời đô.

- Kết cấu bài chiếu nhìn chung linh hoạt, không có những quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, các phần của bài chiếu đều phải tập trung hướng tới tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

- Kết cấu ba phần, tất cả các phần đều tập trung hướng tới tư tưởng chủ đạo: dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

- Chiếu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

Bài Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi có đan xen văn biền ngẫu với những cặp câu hoặc những cặp đoạn câu tương xứng với nhau: “Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.”.

Câu 4:

- Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện Lý Thái Tổ bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.

- Vua Lý Công Uẩn phải dùng thể chiếu vì đây là một sự kiện có tính chất trọng đại, cần phải ban bố trước dân chúng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác