Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 11: Bài học rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

Câu 12: Ngoài tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, hãy kể tên tác phẩm khác của Nguyễn Đình Chiểu và nêu những đặc sắc về nội dung cùng sức ảnh hưởng của nó của nó.


Câu 11

- Bài học về nghị lực, bản lĩnh sống vượt lên bi kịch cá nhân, tinh thần bất khuất trước kẻ thù. Ông luôn dùng văn chương để có thể đánh giặc và ngôn từ cảu ông như một thứ vũ khí sắc bén.

- Bài học lớn về lòng yêu nước sắt son, tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng: "Nguyễn Đình Chiểu là một trong những người có chính nghĩa cảm trọn vẹn, con người đó sinh ra dường như chỉ để đón nhận những gì chính nghĩa, không một chút máy may phi nghĩa nào có thể lọt vào tâm hồn"

- Bài học về đạo lí truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng chính là một nhân cách của một kẻ sĩ - hào khí Đồng Nai, nét đẹp văn hoá của con người Nam Bộ. 

 

Câu 12

Ngoài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, truyện thơ Nôm “Lục Vân Tiên” được đánh giá là một “viên ngọc sáng của văn hóa nhân loại”.

* Đặc sắc nội dung:

Với “Lục Vân Tiên” thì ngay chính tác giả của nó đã rất ý thức coi đó là một “liên văn hóa”. Đây là mấy câu mở đầu: “Trước đèn xem truyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le/ Hỡi ai lẳng lặng mà nghe/ Dữ răn việc trước, lành dè thân sau”. Nhưng trên thực tế là không hề có “truyện Tây Minh” nào cả. Điều này đã được cả hai giới học giả Việt - Trung xác nhận. Như vậy Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tạo truyện trên cơ sở một thói quen tiếp biến văn hóa của phương Đông, nhất là giao lưu văn hóa Việt - Trung, mà “Truyện Kiều” là một kết tinh tiêu biểu. Cơ bản nhất là nội dung truyện với một thế giới nhân vật sống động rất tiêu biểu cho quan niệm phương Đông về nhân nghĩa, chính tà, về tinh thần nghĩa hiệp xả thân cứu người...

Như một ngọn lửa đặt dưới thấu kính văn hóa hội tụ ba luồng ánh sáng của ba triết học Nho, Phật, Lão, “Lục Vân Tiên” càng bừng cháy những ánh sáng nhân văn cao cả. Đó là một thuyết minh bằng nghệ thuật sinh động cho các phạm trù “trung”, “hiếu”, “tiết”, “hạnh”. Chính tác giả đã “tuyên ngôn”: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”. Vân Tiên là đỉnh cao của trung hiếu. Chàng đánh cướp cứu Nguyệt Nga mà không cần đòi ân huệ. “Tiểu đồng” tưởng Vân Tiên chết thật bèn làm chòi ở mả chủ mà thờ. Nguyệt Nga là kết tinh của tiết hạnh.

* Ảnh hưởng:

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm được đặc biệt yêu thích ở Nam Bộ. Tác phẩm này đi vào tục ngữ, ca dao dân ca, trở thành một loại hình diễn xướng đặc biệt “Nói thơ Vân Tiên”. Từ đó đã được tái sinh trong nhiều loại hình văn nghệ khác: Thơ hậu Vân Tiên, Thơ nhại Vân Tiên, tranh Vân Tiên, vọng cổ, cải lương, tuồng, điện ảnh… tạo thành một “trường văn hóa” Lục Vân Tiên.

 Lục Vân Tiên là một trong không nhiều tác phẩm mà các nhân vật của nó được lưu truyền trong văn học dân gian. Trong Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời (Ty Văn hóa và Thông tin Bến Tre xuất bản, 1982) các nhà nghiên cứu đã thu thập được gần 100 câu có nhắc đến tác phẩm hoặc nhân vật trong Lục Vân Tiên.

Hiện nay còn một số tranh khắc gỗ về Lục Vân Tiên lưu truyền ở miền Bắc theo phong cách tranh Đông Hồ như tranh Vân Tiên - Tiểu đồng tái ngộ, Vân Tiên - Nguyệt Nga đoàn viên.

Ở Huế thì có bản truyện tranh màu Vân Tiên cổ tích truyện do Lê Đức Trạch, một họa sĩ của triều đình Huế thực hiện trong khoảng thời gian 1895 -1897 dựa trên bản dịch tiếng Pháp của Abel de Michel năm 1883.

Lục Vân Tiên sau này còn được chuyển thể thành phim cổ trang do Hãng phim truyền hình TP.HCM (TFS) sản xuất, dài 14 tập (mỗi tập 60 phút), do bộ ba đạo diễn Đỗ Phú Hải - Nguyễn Phương Điền - Lê Bảo Trung thực hiện.

Lục Vân Tiên được xuất bản từ sớm với số lượng rất lớn, được đưa vào sách giáo khoa liên tục trong nhiều thời gian khác nhau, được dịch thuật xuất bản ở nước ngoài và nghiên cứu phê bình rất lâu dài. Đây là vấn đề lớn, là đề tài của bài viết khác.

=> Có thể nói ngoài Truyện Kiều của Nguyễn Du ra, không có tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam nào được yêu thích, truyền tụng, được phóng tác, chuyển thể rộng rãi, tạo thành một “trường văn hóa” như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Điều ấy cho thấy sức sống mạnh mẽ của tác phẩm trong lòng người hâm mộ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác