Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Câu “ súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ” đã khái quát đầy đủ hai mặt biến cố chính trị lớn lao của thế kỉ XIX như thế nào? Câu đầu tiên tạo ra sự đối lập nào? Phân tích ý nghĩa khái quát của các đối lập ấy.

Câu 2: Tác giả đề cao một quan niệm sống cao đẹp là gì?

Câu 3: Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc? Theo em đó là nguồn cảm xúc gì?


Câu 1:

* Câu “ súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ” đã khái quát đầy đủ hai mặt biến cố chính trị lớn lao của thế kỉ XIX:

  • “ Súng giặc đất rền “ → giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân
  •  “ Lòng dân trời tỏ” → ta đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước.
  •  NT đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao. Tuy thất bại những người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tiếng thơm còn lưu truyền mãi.

* Câu đầu tiên tạo ra các sự đối lập:

  • Đối lập bằng - trắc: TTTB-BBBT
  • Đối lập từ loại:DDDĐ-DDDĐ.
  • Đối lập ý nghĩa: súng - lòng; giặc - dân - trời; rền - tỏ.

* Ý nghĩa: Từ những đối lập, gay gắt, quyết liệt ấy, tác giả muốn biểu hiện: Khung cảnh bão táp của thời đại, xã hội Việt Nam đầu những năm 60 thế kỉ XIX. Biến cố chính lớn lao, trọng đại chi phối toàn bộ thời cuộc là cuộc đụng độ giữa thế lực xâm lược của thực dân Pháp (súng giặc) và ý chí bất khuất bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam (lòng dân).

 

Câu 2:

Tác giả đề cao quan niệm : "Chết vinh còn hơn sống nhục". Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước. Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế. Qua đó khẳng định sự bất tử của những người nghĩa sĩ.

 

Câu 3

- Tiếng khóc xót thương cho người đã mất: Nghĩa sĩ, nhân dân. Đó là tiếng khóc của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam Bộ và cả nước. Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh vận nước, nhân danh lịch sử mà khóc những người dân anh hùng xả thân cho Tổ quốc. Đấy là tiếng khóc có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.

- Khóc cho người còn sống: Mẹ già, vợ yếu con thơ. Giờ đây những người mẹ già đêm đến khóc con những người vợ yếu chạy đi tìm. Câu văn này cũng cho ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với các gia đình liệt sĩ

- Khóc cho quê hương, đất nước. Nhiều niềm cảm thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không chỉ ở trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi, tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương


Bình luận

Giải bài tập những môn khác