Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

Câu 2:  Người nghĩa sĩ có nguồn gốc xuất thân như thế nào?

Câu 3: Khi quân giặc xâm phạm bờ cõi, thái độ, hành động của người nông dân ra sao?

Câu 4: Tìm những chi tiết, hình ảnh khắc hoạ vẻ đẹp hào hùng khi xông trận của người nghĩa sĩ nông dân?


Câu 1: 

* Tác giả:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tự là Mạch Trạch, hiệu là Trọng Phủ, quê gốc ở Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế).

- Hơn 10 tuổi, ông được cha đưa ra Huế ăn học, năm 21 tuổi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định, năm 27 tuổi ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất. Trên đường về chịu tang mẹ, phần vì khóc thương, phần vì ốm nặng nên ông bị mù cả hai mắt. Con đường khoa cử lỡ dở, ông sống bằng nghề dạy học và bốc thuốc.

- Nguyễn Đình Chiểu là sự hội tụ của nhiều phẩm cách: một tinh thần yêu nước thương dân nhiệt thành, một tấm gương đạo đức hiếu nghĩa sáng ngời, một tài năng văn chương độc đáo, một nhà giáo tận tụy cống hiến…

- Ông có một sự nghiệp sáng tác đa dạng với nhiều thành tựu đỉnh cao, hầu như chỉ sáng tác bằng chữ Nôm, với dụng tâm hướng về quần chúng nhân dân, qua các chủ đề, đề tài gắn liền với đời sống xã hội, các giá trị truyền thống của dân tộc.

* Tác phẩm:

- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một trong những tác phẩm có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và trong lịch sử văn học dân tộc.

- Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng). Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiêu viết bài văn tế này đọc trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ. Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng.

 

 

Câu 2:  

- Trước khi thành nghĩa quân đánh giặc, họ là những người nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân bỏ quê đi khai khẩn những vùng đất mới để kiếm sống. Từ nông dân nghèo cần cù lao động  “ cui cút làm ăn ” 

- Từ cui cút: mồ côi mồ cút không chỉ thể hiện hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người tựa nương, dựa dẫm mà còn thể hiện biết bao yêu thương của tác giả.

- Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.

 

Câu 3: 

- Khi Thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy lo sợ → trông chờ → ghét → căm thù → đứng lên chống lại.

- Thái độ đó được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực (như nhà nông ghét cỏ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ)

- Nhận thức về tổ quốc: Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. Do vậy, họ chiến đấu một cách tự nguyện (mến nghĩa… nào đợi ai đòi ai bắt….) -> Đây là sự chuyển hoá phi thường.

 

Câu 4:

* Điều kiện và khí thế chiến đấu:

 Điều kiện: thiếu thốn: Ngoài  cật = Một manh áo vải; Trong tay = Một ngọn tầm vông, một luỡi dao phay, nồi rơm con cúi

 Khí thế: Tác giả sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi : “ đạp rào, lướt, xông vào” đặc biệt là những động từ chỉ hành động dứt khoát “ đốt xong, chém rớt đầu” -> làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh, hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng: gợi ra khí thế tấn công như thác đổ.

Hiệu quả: đốt nhà thờ, chém rớt đầu quan hai. Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệu, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân - nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường

 -> Nguyễn Đình Chiểu đã tạc một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác