Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 11: Trong “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ sống theo ý thích của mình, không ràng buộc, vậy chúng ta có thể rút ra được những bài học nào cho bản thân?
Câu 12: Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.
Câu 13: Có ý kiến cho rằng “Chất ngông của Nguyễn Công Trứ vừa là chất ngông của nhà thơ hành đạo, vừa là chất ngông của một nhà thơ hành lạc”. Bằng hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông, anh/chị hãy chứng minh ý kiến trên.
Câu 11:
Nguyễn Công Trứ thể hiện quan điểm và lối sống không ràng buộc, phóng khoáng, tự do, theo ý thích của bản thân. Ông chọn cho mình một lối sống thỏa chí, coi trọng hiện tại, hiện thế và biết thưởng thức những thú vui có trong cuộc đời như thú hát cô đầu, uống rượu,… Thế nhưng, trong Nguyễn Công Trứ vẫn luôn nhất quán ở một điểm chính là tinh thần nhập thế và luôn tâm niệm “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”, vẫn luôn sống có trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc. Từ đó, chúng ta rút ra được rất nhiều bài học có giá trị, sâu sắc. Trước hết, mỗi người cần ý thức được vai trò, vị trí của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cần có sự ý thức rõ ràng về tài năng của chính mình. Thêm vào đó, phải có một quan niệm sống, lí tưởng sống đúng đắn, phải biết vượt ra khỏi cuộc sống tù túng, tẻ nhạt để sống một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đặc biệt, không được sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến chuyện được, mất, khen, chê của mình mà quên đi những người xung quanh.
Câu 12:
- Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói.
- So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội và tuân thủ chặt chẽ về niêm luật. hát nói phóng khoáng và tự do hơn, giãi bày những tâm sự của nhân vật trữ tình. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu…
- Tính chất tự do đó có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà thơ thể hiện khao khát tự do, khẳng định chính mình, cởi trói khỏi những ràng buộc của xã hội.
Câu 13:
Có thể dựa vào những ý sau đây:
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Công Trứ là một trong những cây bút sáng giá trên thi đàn văn học, những tác phẩm của ông đã để lại trong lòng độc giả những dấu ấn không thể phai nhòa. Ông có bản tính phóng túng mạnh mẽ, có triết lý sống ngoài khuôn khổ nhưng lại bị gò bó mình trong tư tưởng Nho giáo. Đây cũng chính là điểm mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của Nguyễn Công Trứ. Tuy nhiên, cá nhân nổi bật át hẳn con người ép mình sống theo khuôn khổ được xác định bằng tài, cái tài mà ông định “giắt lưng để giành tháng ngày chơi”. Đó chính là vật bảo chứng cho một cuộc sống có thú, thích chí, nghĩa là cuộc sống của mình, cho mình. Đến với thơ ông, có lẽ chúng ta không thể nào quê được chất “ngông” góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ trên văn đàn dân tộc.
Trong từ điển tiếng Việt, chất “ngông” theo cách hiểu đơn giản nhất là “tỏ ra bất cần đến sự khen chê cuả người đời”. Xét đến “ngông” là sự khẳng định một cá tính đặc biệt, con người được sống thật với chính mình, không trộn lẫn với người khác, dù người khác có chi phối đến bản thân mình.
* Chất ngông của một nhà thơ hành đạo
Chữ “hành đạo” theo quan niệm Nho giáo là sự ra giúp đời, làm bổ phận với nước, với dân. Triết thuyết “hành đạo” được thể hiện rõ nét trong thơ Nguyễn Công Trứ được bao trùm bởi một ý niệm khác mà ông gọi bằng những chữ: “chí khí anh hùng”, “chí khí nam nhi”, “nợ tang bồng”, “nợ nam nhi”. Là một trí thức thành danh, là một nhà Nho được đào tạo bài bản, được hấp thụ một nền học thuyết Nho giáo chính thống, thế nhưng ông không bị ràng buộc bởi những qui định hà khắc của thứ lễ giáo ấy, mà trái lại trong thơ văn, nhất là mảng thơ Nôm thể hiện rất rõ hình ảnh con người nhà thơ, con người tài tử, có phong cách sống tùy hứng. Cái cốt cách tài tử khác người của Nguyễn Công Trứ thể hiện ở chí hướng muốn lập công danh, thực hiện lí tưởng người anh hùng. Ông là người có cá tính mạnh mẽ, không chịu sống bình lặng trong khuôn phép của đạo lí phong kiến mà luôn vươn tới khẳng định bản ngã, vượt lên thế tục, ngông nghênh giữa cuộc đời. Với ông, kẻ sĩ đi thi phải có danh, danh trước hết là đỗ đạt, được ghi tên vào bảng vàng quý giá, được vinh qui bái tổ “võng anh đi trước võng nàng theo sau”. Hơn ai hết, Nguyễn Công Trứ là người ý thức rất rõ về bổn phận của kẻ sĩ, trong “Bài ca ngất ngưởng”, ông viết:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
Với những lời tuyên bố ấy, ông đã khẳng định sự tồn tại, vị trí quan trọng của chính mình trong cõi trời đất. Nguyễn Công Trứ luôn có ý thức “cậy tài”, “khoe tài” bởi tài là một giá trị nhân bản cao quý. Ông làm vậy để thêm tự tin, thêm quyết tâm vươn tới trong hành động vì mình và cũng vì cuộc đời, không ai cậy tài, khoe tay và ngây ngất với tài tình như Nguyễn Công Trứ.
Trung thành với chế độ phong kiến bao nhiêu thì Nguyễn Công Trứ lại muốn đi ngược lại những lễ giáo phong kiến bấy nhiêu. Ông là nhà Nho hành đạo, suốt đời theo đuổi lí tưởng làm người anh hùng với khát vọng kinh bang tế thế, nhưng đằng sau đó lại là cái tôi tài tử ngông ngạo sống ngoài vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến bó buộc.
* Chất ngông của một nhà thơ tài tử hành lạc
Ngoài khát vọng công danh, khẳng định bản ngã cái tôi, Nguyễn Công Trứ còn chủ trương hưởng lạc. Thơ ông không chỉ mang chất ngông trong hành đạo mà còn mang chất ngông trong hành lạc. Việc khẳng định nhu cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên thành một triết lí sống, có sức thu phục nhân dân thì không mấy ai làm được như Nguyễn Công Trứ.
Nếu công danh là cách tự khẳng định cá nhân trong bất hủ với vô hạn thời gian thì hưởng lạc là việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời người. Nguyễn Công Trứ khi nói đến đời người, ông thường không dùng chữ “trăm năm” mà là “ba vạn sáu nghìn ngày” là rất thâm thúy, sự hưởng lạc phải tính từng ngày.
Lối sống hưởng thụ là một sự đối lập với xã hội phong kiến còn nhiều chế định khắt khe, không chỉ là chơi ngông với cầm kì thi tửu mà còn có cả giai nhân. Cũng phải có tài mới dám vượt lên thói thường để chơi ngông, chơi ngông trong môi trường hưởng thụ, không chỉ đề khoe tài mà còn để tìm tự do:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
(Bài ca ngất ngưởng)
Nguyễn Công Trứu sống theo ý thích của mình, dù có khác người, trái đời cũng bất chấp thế luận, lúc cưỡi bò vàng ngất ngưởng rong chơi, ông đeo mo cau vào đuôi bò với dụng ý rất ngông: che miệng thế gian. Lúc đến chốn thâm nghiêm như chùa chiền, miếu mạo, ông vẫn đem theo “đúng đỉnh một đôi dì”, lúc nghe hát ả đào ông say say, tỉnh tình lắc lư theo nhịp trống phách. Nhà thơ sống hết mình, ngông nghênh, ngất ngưởng giữa cuộc đời không quan tâm đến phú quí hay bần hàn, được mất hay khen chê:
“Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
(Bài ca ngất ngưởng)
Triết lí hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ, xét về cốt lõi đồng nghĩa với một triết lý nhân sinh sâu rộng hơn đã nảy sinh và tồn tại hàng ngàn năm ở phương Đông đó là “an lạc”, con người hưởng lạc tức là đạt được mục đích sống.
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận