Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 kết nối bài 9: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về  tác giả Nguyễn Công Trứ và bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”.

Câu 2: “Bài ca ngất ngưởng” thuộc thể loại gì?

Câu 3: Trong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện thái độ “ngất ngưởng” của mình như thế nào?

Câu 4: Tìm những câu thơ có những thú vui được nhà thơ nhắc đến trong “Bài ca ngất ngưởng”?


Câu 1: 

* Tác giả:

- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê ở xã Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Cuộc đời quan trường của ông nhiều lần thăng giáng, nhưng ở vị trí nào ông cũng giữ bản lĩnh cứng cỏi, nhiệt huyết với trọng trách, công việc được giao.

- Nguyễn Công Trứ là một tài năng lối lạc trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XIX, xuất thân là quan văn những đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, kiến trúc…

- Có tâm hồn và tầm nhìn rộng lớn, nổi tiếng là nhà Nho thanh liêm, thương dân, yêu nước.

- Ông sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm, hiện còn biết được trên 150 tác phẩm ở nhiều thể loại, có đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự định hình của thể thơ hát nói.

- Thơ văn ông thể hiện rõ tài năng và nhân cách lớn: phong cách sống độc đáo, cốt cách tài tử, tâm hồn thanh cao, cá tính mạnh mẽ.

* Tác phẩm:

- Nguyên văn chữ Nôm “Bài ca ngất ngưởng” được chép ở Gia phả tập biên, được đánh giá là một tác phẩm thuộc loại xuất sắc nhất, đạt đến trình độ cổ điển, mẫu mực của thể hát nói.

- Tác phẩm được viết khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về quê, có thể coi là bài thơ tự thuật về cuộc đời phong phú và tự họa chân dung tinh thần độc đáo.

 

Câu 2:

Bài thơ được làm theo thể ca trù.

 

Câu 3: 

* Thể hiện qua cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân: 6 câu đầu. Trước hết ở ý thức trách nhiệm của ông trước cuộc đời và lòng kiêu hãnh tự tin về bản thân: Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Ông khẳng định mọi việc trong trời đất này đều thuộc trách nhiệm của ông. Lời nói đó cho thấy Nguyễn Công Trứ dám khẳng định ý nghĩa, vai trò của bản thân đối với đất nước.

Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

Đi chùa có gót tiên theo sau.

-> Chứng kiến cảnh ấy bụt cũng nực cười -> Là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch thậm chí lập dị với quan điểm của các nhà nho phong kiến. Đó là một cá tính nghệ sĩ, sống phóng túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách riêng của mình.

* Thể hiện qua quan niệm sống:

“ Được mất ... ngọn đông phong” -> Nguyễn Công Trứ không màng đến chuyện khen chê được mất của thế gian, sánh mình với bậc danh tướng, khẳng định lòng trung với vua, nhấn mạnh thái độ sống ngất ngưởng. Sống ung dung yêu đời vượt thế tục nhưng một lòng trung quân.

 “Khi ca… khi tùng” “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .

 “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục, sống không giống ai, sống ngất ngưởng

 

Câu 4:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác