Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 kết nối bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Hãy nêu ý kiến đánh giá của em về bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền.

Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1789).

Câu 3: Trình bày sự liên quan của Quốc kì nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này.

Câu 4: Trình bày sự hiểu biết của em về một số dấu ấn của Cách mạng Pháp trong xã hội hiện đại.

 


Câu 1:

- Đánh giá và bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền:

+ Mặt tiến bộ:

  • Phản ánh ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân về một xã hội mà ở đó con người được hưởng mọi quyền tự do, bình đẳng.
  • Đề cao tư tưởng: chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân.

+ Mặt hạn chế: thừa nhận quyền tư hữu tài sản là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; hợp pháp hóa sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người giàu đối với người nghèo.

- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là văn kiện công bố công khai về quyền con người và quyền công dân. Trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một câu trong bản tuyên ngôn này của nước Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do về bình đẳng về quyền lợi”.

Câu 2:

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (1789) là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.

- Thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà cách mạng Pháp đã giương cao.

- Quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc.

=> Là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại. 

- Hồ Chí Minh thể hiện rõ chủ thể của cuộc cách mạng là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó.

=> Nguyên tắc “chủ quyền nhân dân”, nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.

=> Kết luận:

- Ra đời sau bản Tuyên ngôn lịch sử của Pháp hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất.

- Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.

Câu 3:

Ngày 14/7, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp. Lá cơ với ba màu xanh làm – trắng – đỏ (Quốc kì của nước Pháp hiện nay) xuất hiện đầu tiên trong cuộc tấn công nhà tu Ba-xti.

Câu 4:

Một số dấu ấn của Cách mạng Pháp trong xã hội hiện đại:

- Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti) được công nhận là Quốc khánh của nước Pháp năm 1880.

- Lá cờ ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong Cách mạng Pháp trở thành Quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.

- Thông điệp “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.

 

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác