Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 8 kết nối bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Câu 2: Lập niên biểu những sự kiến chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Câu 3: Trước khi cách mạng Pháp bùng nổ, cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng diễn ra như thế nào?
Câu 4: Hãy nêu kết quả, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 5: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trước các câu sau.
Câu 1:
Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Công thương nghiệp kém nhưng có bước phát triển.
- Chế độ hội phường kìm hãm nền sản xuất công nghiệp, hạn chế tự do kinh doanh và cải tiến sản xuất.
+ Chính trị, xã hội:
- Vua Lu-I XVI nắm mọi quyền hành. Sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại trở thành gánh nặng đối với đời sống nhân dân.
- Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba (giai cấp tư sản, nông dân, bình dân thành thị).
=> Mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).
+ Tư tưởng: các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phá bỏ chế phong kiến và Giáo hội thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.
+ Bất bình trước hành động của nhà vua, 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến.
=> Cách mạng Pháp bùng nổ.
Câu 2:
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | |
Thời gian | Sự kiện chính |
Giai đoạn 1 - 14/7/1989 - 16/8/1789 |
- Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti. - Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. |
Giai đoạn 2 - 10/8/1972 |
- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nền cộng hòa đầu tiên. |
Giai đoạn 3 - 2/6/1973
- 27/7/1794 |
- Phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp à Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh. - Tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng thoái trào và kết thúc. |
Câu 3:
Trước khi cách mạng Pháp bùng nổ, cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G.G. Rút-xô đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVIII, mở đường cho cách mạng bùng nổ.
- S. Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755): chủ trương hạn chế quyền của vua, đảm bảo quyền tự do của công dân.
- Ph. Vôn-te (1694 – 1778:) chủ trương xây dựng chính quyền quân chủ sáng suốt, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, khẳng định quyền tư hữu.
- G.G. Rút-xô (1712 - 1778): cho rằng phải xoá bỏ triệt để nền quân chủ, thành lập chế độ cộng hoà.
Câu 4:
Về Cách mạng tư sản Pháp:
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hoà, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu;
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân, xoá bỏ
chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
- Đặc điểm:
+ Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo.
+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5:
- Đ (đúng): 2, 3, 4, 5
- S (sai): 1
Bình luận