Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 chân trời bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Kể tên một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII mà em biết.
Câu 2: Miêu tả một nét đẹp trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc trong các XVI – XVIII.
Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về sự ra đời chữ Quốc ngữ.
Câu 1:
Một số con đường, ngôi trường, đường phố,… mang tên những danh nhân tiêu biểu của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác,...
- Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Trường THPT Đào Duy, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương),...
Câu 2:
Miêu tả tín ngưỡng thờ thành hoàng làng:
- Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ, thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã.
- Trong tâm thức người Việt, Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi.
- Thờ phụng Thành hoàng là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn.
Câu 3:
Chữ quốc ngữ ra đời có một quá trình dài từ năm 1618 cho đến năm 1625 với sự hợp tác của nhiều người, đa số là người Bồ Đào Nha, người Ý cùng một số người Việt theo đạo Thiên Chúa góp sức. Tiêu biểu là giáo sĩ A-lêch-xăng đờ Rốt. Năm 1651, cuốn Từ điển Việt – Bồ - Latinh của ông được xuất bản tại Rô-ma.
Bình luận