Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 8 chân trời bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Vì sao đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển?
Câu 2: Hãy nêu nhận xét về sự chuyển biến trong các thế kỉ XVI – XVIII. Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Câu 3: Sự phát triển của nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII có những điểm tích cực và hạn chế nào?
Câu 4: Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?
Câu 5: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết gì về tình hình nông nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?
“Hằng năm, cứ đến kì tháng 10 đi khám đê điều ở dân gian, chỗ nào nên sửa đắp thì kê thực dâng lên. Chỗ nào công trình nhỏ thì chiếu bổ cho các xã dân những nơi thế nước có thể chạy đến nhận sửa đắp riêng”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt Sử ký toàn thư, tập 3,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.270
Câu 7: Vì sao nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII lại phát triển cao?
Câu 8: Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc?
Câu 9: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và cho biết vì sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong?
“Hội An là cảng thị lớn nhất Đàng Trong và là nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài. Ngoài người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp cũng thường xuyên lui tới Hội An. Họ bán vũ khí, hàng mĩ nghệ, thực phẩm đã chế biến, kẽm, bạc,... và mua đủ thứ như: tơ lụa, lâm sản quý, yến sào, nông sản”.
(Theo Trương Hữu Quýnh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Toàn tập,
NXB Giáo dục, 2001, tr. 379)
Câu 10: Thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII có những điểm gì mới so với giai đoạn lịch sử trước đó (XIV – XV)?
Câu 1:
Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong có điều kiện phát triển vì:
- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...
- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:
+ Tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp. Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.
Câu 2:
- Nhận xét về sự chuyển biến trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Nhân dân Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo. Những thành tựu này là minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân. Nhiều thành tựu văn hóa ở thời kì này vẫn được bảo tồn, gìn giữ và sử dụng cho đến ngày nay.
+ Đã diễn ra sự tiếp xúc và giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây, đưa đến nhiều chuyển biến mới trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Đại Việt.
- Ấn tượng nhất với thành tựu về chữ Quốc ngữ.
+ So với các loại chữ viết trước đó (là chữ Hán và chữ Nôm), chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm nổi bật, như: số lượng chữ cái ít nhưng khả năng ghép chữ linh hoạt; tiện lợi, dễ dàng ghi nhớ và có thể phổ biến rộng.
+ Chữ Quốc ngữ được sử dụng cho đến ngày nay.
Câu 3:
Điểm tích cực và hạn chế của nông nghiệp Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII:
- Tích cực:
+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố, bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.
+ Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.
+ Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.
- Tiêu cực:
+ Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.
+ Nông dân bị bần cùng hóa.
Câu 4:
- Ý nghĩa tích cực của sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời:
+Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.
+ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
- Liên hệ với ngày nay:
+ Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.
+ Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông),…
Câu 6:
Ý nghĩa của đoạn tư liệu: Thủy lợi được củng cố, bồi đắp đê đập.
Câu 7:
Nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII lại phát triển cao:
- Là thời kì nền kinh tế ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển, sau khi đời sống được ổn định nhân dân có nhu cầu sinh hoạt tinh thần sau những ngày lao động vất vả.
- Công thương nghiệp phát triển dẫn đến hoạt động giao lưu giữa các vùng miền, cùng với đó là sự giao lưu về văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian có điều kiện lan rộng.
- Thời kì này đạo Phật và Đạo giáo được khôi phục và phát triển trở lại, tạo điều kiện cho phong cách dân gian trong nghệ thuật điêu khắc nở rộ, thể hiện ở phù điêu gỗ ở các chùa chiền,…
Câu 8:
Chữ Nôm ra đời sớm (khoảng thế kỉ X - XI) do người Việt sáng tạo từ chữ Hán của người Trung Quốc, thể hiện ý thức dân tộc cao. Những thế kỉ XIII - XIV về sau, cùng với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc, của giáo dục, khoa cử, ngày càng có nhiều nho sĩ, trí thức, quan lại sáng tác thơ Nôm.
=> Ý nghĩa của việc xuất hiện thơ Nôm đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc:
- Khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình, thể hiện ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.
- Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.
- Các bài thơ Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công của xã hội, nhiều nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... đã để lại nhiều tác phẩm thơ Nôm có giá trị đến tận ngày nay. Đóng góp lớn vào nền văn học, văn hóa dân tộc.
Câu 9:
Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong vì:
- Vị trí địa lý thuận lợi: là cửa ngõ ra - vào của các tỉnh và biển Đông, có hải cảng sâu, rộng phù hợp cho các thuyền buôn trong và ngoài nước đến neo đậu, buôn bán.
- Hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh,… đều theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An.
- Chúa Nguyễn nới lỏng việc tự do buôn bán của thương nhân nước ngoài, cho phép buôn bán để mua vũ khí.
Câu 10:
Một số điểm mới của thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII so với giai đoạn lịch sử trước đó (XIV – XV):
- Buôn bán mở rộng. Mạng lưới chợ được hình thành ở cả vùng đồng bằng và ven biển.
- Ở Đàng Ngoài: nhiều đô thị xuất hiện ở những thời điểm khác nhau và khởi sắc trong các thế kỉ XVII - XVIII. Phố Hiến (Hưng Yên) trở thành một trung tâm buôn bán lớn.
- Ở Đàng Trong: hầu hết các trung tâm buôn bán lớn hình thành và phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII như: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều gắn với hoạt động ngoại thương.
Bình luận