Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử 8 chân trời bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Trình bày một vài hiểu biết của em về Nhã nhạc cung đình Huế.
Câu 2: Giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu dưới thời Nguyễn.
Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về Đại nội Huế (Thừa Thiên Huế) ngày nay.
Câu 4: Trình bày một số hiểu biết của em về vua Minh Mạng.
Câu 5: Trình bày một số hiểu biết của em về bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ.
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1:
Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lý - Trần, được bổ sung, phát triển dưới thời Nguyễn. Được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003, Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2008).
Câu 2:
- Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống. Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.
- Qua Truyện Kiều, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Truyện Kiều còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người.
- Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca, là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
- Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này.
Câu 3:
- Đại Nội Huế được xây dựng vào đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đã được công nhận là di sản Văn Hóa Thế Giới từ năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi đã lưu giữ nhiều điểm đặc sắc của phong kiến của triều đình nhà Nguyễn hơn hàng trăm năm nay.
- Đây là nơi sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động của vua chúa Nguyễn. Đồng thời đây còn là một công trình có quy mô vô cùng đồ sộ với quá trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm với những công việc như lấp sông, đào hố, lắp thành,…
- Đại Nội Huế là một phần trong Quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Câu 4:
Minh Mạng (1791 - 1841) là con trai thứ tư của vua Gia Long, trị vì đất nước trong 20 năm (1820 - 1840), là một vị vua tài năng của triều Nguyễn. Trong những năm 1831 - 1832, ông tiến hành một cuộc cải cách, thường gọi là Cải cách Minh Mạng.
Câu 5:
Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ được vẽ theo lệnh của vua Minh Mạng. Trên bản đồ này, vị trí núi, sông, biển, đảo được vẽ với toạ độ địa lí gần chính xác như hiện nay. Đặc biệt là quản đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa (tức quàn đảo Trường Sa) được thể hiện rõ ràng.
Bình luận